Posts in Sharing

#575: “Fast car”: Lái xe đi hay ở lại và sẽ chết mòn thế này?

“Fast car” của Tracy Chapman là một trong những bài hát mình thích nhất khi nghe on road. Sẽ thú vị thế này: Khi ngày hôm qua mình viết bài review về một bộ phim tài liệu về một chàng trai Nepal sinh ra ở trên những nơi tận cùng của thế giới, nơi để đưa cậu và các em tới được thành phố, bố cậu đã phải mất một tháng vác chúng trên giỏ và gánh băng qua những dãy núi trùng điệp. Hành trình ấy hoàn toàn bằng đôi chân với một vài chú lừa. Một tháng để đưa con tới thành phố chữa bệnh và cho con được một chút giáo dục. Bố mẹ cậu yêu thương cậu vô ngàn nhưng khát khao được thoát khỏi hoàn cảnh để được khám phá bản thân, đi ra thế giới của cậu nó lớn lao như những đại ngàn nơi bố mẹ và ngôi nhà của cậu chỉ bé lọt thỏm ở giữa.

“Fast car” của Tracy Chapman có khát khao tương tự, đó là được thoát khỏi gia đình, thoát khỏi hiện trạng ngột ngạt của hiện tại, bước ra một vùng đất mới, với những ước mơ rất đơn giản như là chỉ cần “một công việc”, một sự tự do là mình để hiểu được ý nghĩa của việc “được sống”. Nhưng những ước mơ ấy lại ngập tràn những sự bế tắc.

Bài hát là một điển hình của những số phận của những người Mỹ nghèo (cụ thể ở đây là hoàn cảnh của một gia đình người da đen). Họ bị luẩn quẩn trong những cơn nghiện rượu, ma túy, thuốc giảm đau, sự phân biệt chủng tộc và tầng lớp xã hội. Những vùng quê nghèo ở bất cứ nơi đâu dù là nước Mỹ giàu nhất thế giới hay nơi tận cùng của dãy núi Himalayas cũng đều giống nhau ở sự đói nghèo, bế tắc và những ước mơ dữ dội của những đứa trẻ muốn được sống một cuộc sống đủ đầy mà chúng mơ ước. Đủ đầy không chỉ là chuyện vật chất, nó còn là kiến thức, sự tự do và có khi đơn giản chỉ là được thấy ánh đèn của thành phố.

Cậu trai Nepal trong “The only son” muốn được làm rất nhiều điều thật lớn và đi hẳn tới những quốc gia, vùng miền khác. Con đường đi từ nhà cậu ra được thành phố, tới sân bay là núi non thung lũng trập trùng. Nhưng qua được những dãy núi ấy, cậu biết đâu sẽ làm một người nổi tiếng và có một vài tác phẩm để đời. Còn “Fast car” của Tracy chỉ đơn giản là muốn vượt qua được biên giới bang để tới một thành phố khác, chẳng cần phải đi quá xa. Đường đi của cô gái trong Fast car lại quá đơn giản và bằng phẳng, cần một cái xe ô tô “đủ nhanh” là sẽ thoát khỏi được hiện tại. Chiếc ô tô ấy chỉ cần là một chiếc xe cũ thôi, nhưng nó chở bao nhiêu là ước mơ về sự giải thoát, được yêu và được sống như “một người bình thường”. Con đường đi theo đúng nghĩa đen của Tracy bằng phẳng và đơn giản hơn rất nhiều con đường đi của chàng trai Nepal. Nhân vật của Tracy cũng sống ở đất nước giàu có nhất thế giới, còn chàng trai thì lại ở một trong những nơi nghèo nhất thế giới. Cả hai rất giống mà khác nhau. Một con đường bằng phẳng, một con đường là chỉ có dốc cao vực sâu nhưng hai con đường ấy đều khó đi như nhau. Giấc mơ của chàng trai là thành một người đi ra thế giới và muốn làm điều gì đó lớn lao nhưng giấc mơ của Tracy chỉ cần được “làm 1 người bình thường với 1 công việc tử tế”. Nếu bố mẹ của cậu chàng yêu thương chàng hết mình nhưng vẫn sống trong sự cổ hủ và đói nghèo truyền thống thì người bố của Tracy lại là một ông nghiện rượu, mẹ thì bỏ đi. Hai bố mẹ hoàn toàn khác nhau nhưng chúng đều đau khổ vì không thể bỏ được họ để ra đi, nhưng nếu ở lại chúng cũng sẽ chết dần chét mòn. Cả hai đều muốn thoát khỏi gia đình, đều muốn được sống là mình và những khát vọng của họ đều mãnh liệt như nhau, những nỗi đau khổ cũng giống y nhau.

Điều thú vị được thể hiện rõ nhất ở bộ phim và bài hát đó là cách kể chuyện về cùng một vấn đề trong những hoàn cảnh khác nhau về địa lý (dù cách kể chuyện bằng hình thức khác nhau), và cho thấy cùng một vấn đề nhưng trong những nền văn hóa khác nhau chúng vẫn giống nhau tới lạ kỳ, những quy luật cuộc sống và khát khao cơ bản của mỗi người lúc nào cũng vẫn luôn là thế. Những bài hát, những cuốn phim này đều là những câu chuyện cuộc sống thật nhẹ nhàng, mà ý nghĩa, với mình thì chúng là “food for mind”.

Mình rất mê những nghệ sĩ như Tracy Chapman. Đây là những con người mà âm nhạc và tư duy kể chuyện bằng âm nhạc đã có từ trong máu từ khi họ sinh ra. Những tác phẩm của họ đều chính là những câu chuyện và trải nghiệm sống của chính họ. Chúng vô cùng sâu sắc, nhiều triết lý cuộc sống được ẩn giấu trong những câu chữ rất nhẹ nhàng và những câu chuyện rất đời. Một câu hát tiếng đàn họ cất lên đều tự nhiên như hơi thở. Những nghệ sĩ như Tracy Chapman, Jewel, Bob Seger (và nhiều nhiều lắm) đều có những xuất thân cực nghèo khó và đến từ những nơi ngập tràn rượu và ma túy. Nhưng tài năng thì một khi đã trổ thì vượt lên cấp toàn thế giới, họ thậm chí có khi một ngày còn chẳng được đi học một nốt nhạc. Âm nhạc cũng toàn những câu chuyện và tâm tư cuộc sống rất đời thường, chẳng cần phải trưng trổ bất cứ kỹ thuật gì cao siêu, vì chỉ cần họ cất tiếng là không có ai có thể bắt chước được họ và vẫn đến được với sự đồng cảm với bất cứ khán thính giả nào trên trái đất này. Mà cái này, chỉ có thể là sinh ra có từ trong máu, và số phận được ông trời ban tặng. 8 tuổi Tracy đã biết sáng tác rồi cho dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Số đã nổi tiếng, đã tài giỏi thì con đường dù khó khăn đến mấy như những dãy núi Himalayas hay chỉ có một chiếc ô tô quá cũ nhưng sẽ vẫn “đủ nhanh” để vượt lên highways đi ra thế giới.

À mà nếu để ý thì mấy nghệ sĩ này hầu như chả có cái scandals gì, họ sống vững chắc trong lòng người hâm mộ dù năm tháng có qua đi bao nhiêu lâu!

A Tracy Chapman fan! Love you, Tracy!

#writingformyself

#565: Hollywood – đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Hollywood – đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Mới khi nào đó là mảnh đất mơ ước, là chân lý của bao nhiêu thế hệ những người làm phim. Thậm chí ngay khi mình đi học về phim những năm trước chưa xa, việc làm phim để tới được Hollywood là sự cao nhất của sự nghiệp vẫn là cái đích lớn nhất.

Thế mà nhanh quá, chỉ tới bây giờ đó dần không còn là chân lý nữa, người ta có thể làm phim ở bất kỳ nơi nào, ở bất kỳ đâu, cứ được tiếng vang và có khán giả mà không cần phải gắn mác là từ Hollywood nữa. Bản thân những người làm phim ở đất Hollywood cũng đi tìm những mảnh đất mới và chuyển ra khỏi vùng đất cạnh tranh khốc liệt và đầy đắt đỏ này. Những giải thưởng cực kỳ danh giá của các liên quan phim lớn, thậm chí là Oscar, cũng ngày càng đi xuống chất lượng về các tiêu chí, khi nó dần bị chi phối bởi những yếu tố của thời đại mới, như là political correct, giới tính, chủng tộc, tôn giáo… đôi khi giờ như là một miếng bánh cần được chia đều cho hòa cả làng.

Điều đó cũng hơi buồn, tuy rằng làm phim ngày càng dễ dàng hơn nhưng cũng đồng nghĩa với việc chất lượng phim cũng ngày càng dễ dãi hơn. Công nghệ can thiệp quá nhiều vào phần làm phim và nội dung. Chắc chờ một sự kỳ công và thâm thúy kiểu Forest Gump không biết tới khi nào nữa nhỉ?. Hollywood giờ không còn là điểm đến duy nhất khiến ai cũng muốn và người ta trầm trồ nữa, nhưng thế lại cũng chán, cảm thấy bớt đi một cái đích lớn để phấn đấu ahihi!

Có một điều đặc biệt khi tới LA – thủ phủ của Hollywood, đó là ai đến đây cũng mang theo những ước mơ rất lớn – ước mơ trở thành một ngôi sao thế giới, ước mơ trở thành một người thật giàu có chỉ sau một đêm. Ước mơ thì rất nhiều, ngôi sao lớn thì không thể nhiều nên đã có không biết bao nhiêu giấc mơ vụn vỡ, không biết bao nhiêu lời hứa hẹn chỉ là cạm bẫy, không biết bao nhiêu cuộc đời bị lụi tàn. Cư dân nơi đây cũng đặc biệt hơn rất nhiều nơi khác.
Mặt bằng chung những mối quan hệ chân thành, lâu dài ít hơn nhiều những vùng đất khác, vì mảnh đất này phần lớn là để cho người mới đến rồi lại ra đi.

Nhưng nó cũng có nhiều điều đáng sống hơn nhiều chỗ khác, đó cũng là nơi làm động lực cho rất nhiều sự quyết tâm, ý chí, tham vọng, quyết tâm được khẳng định mình hay được một lần chạm tới một giấc mơ mà ở nơi khác, có khi họ không bao giờ có cơ hội!
Hollywood – mảnh đất của những điều xa hoa, nổi tiếng, phù phiếm, nhưng cũng là mảnh đất của tội phạm, lừa lọc. Là nơi để đạt được giấc mơ xa vời nhưng cũng là nơi vùi dập ước mơ, là nơi có thể đưa con người lên tận đỉnh cao danh vọng nhưng cũng là nơi chôn vùi một kiếp sống xuống bùn đen. Là nơi của những người giàu có nhất nhì thế giới nhưng cũng là nơi nổi tiếng với những con phố dài của người vô gia cư bần cùng của xã hội.

Và tất cả những con người này, có lúc đều từng ngồi chung một cái ghế đá ở một cái công viên nào đó trên Đại lộ của Những Giấc Mơ Tan Vỡ, vào một buổi trưa hè…

#takemyhandgowithme

#504: Take your pills

Một bộ phim tài liệu khá hay và sát sườn cuộc sống mà mọi người nên xem. Nói về chứng rối loạn lo âu và việc lạm dụng thuốc chữa bệnh này và trầm cảm (Xanax). Xanax thực ra là tên hãng nổi tiếng nhất chứ loại thuốc là Benzodiazepines. Đây là loại thuốc an thần phổ biến nhất cho người bị rối loạn lo âu và trầm cảm. Giai đoạn ban đầu khi dùng nó, tưởng như thuốc tiên. Vì uống vào phát là mọi lo lắng sợ hãi lắng lại hết, mọi thứ trở nên nhẹ nhàng, tinh thần dịu lại và ngủ được cho dù có lúc ngủ mê mệt. Nhưng mà…

Mình rất quan tâm tới những phương pháp chữa rối loạn lo âu vì bố mình và mình cũng mắc chứng này. Nhưng ở thể loại nhẹ và phải có chuyện gì đó thì nó mới trigger. Ví dụ như mình việc chưa xong, hứa chưa làm, nhà bỗng nhiên có chuyện, đặc biệt là sức khỏe của thành viên trong gia đình, nợ chưa đòi được =))… Chứ có những người bị nặng luôn lo lắng và stressed mọi thứ, kể cả những việc không liên quan đến mình và những việc thậm chí không tồn tại, có thể đến từng cơn (panic attack) và khiến cho họ không thể function một cuộc sống bình thường, thì lúc đó mới cần tới thuốc. Thế nhưng chắc chắn những người đó không phải quá nhiều trong xã hội, vậy mà Xanax là loại thuốc kê đơn nhiều nhất trên nước Mỹ. Theo thống kê thì phải 1/5 dân số đã và đang được kê đơn thuốc này (mà nó cũng mang nhiều tên khác nhau nhưng cơ bản vẫn là Benzodiazepines). Mà cứ nghĩ xem, làm gì có nhiều người bị rối loạn nặng tới mức thế, chỉ có thể là kê vô tội vạ và bản thân người dùng cũng dùng vô tội vạ. Mà thuốc này dùng lâu năm hoặc cắt đứt bất ngờ, thì tâm sinh lý rối loạn, hành xử bất thường và cả dẫn tới tự tử. Không có bệnh tâm thần cũng thành bệnh tâm thần. Rồi cuối cùng nhiều người mắc chứng sa sút trí tuệ, Alzheimer. Chắc hẳn chúng ta nghe nhiều câu chuyện về các ngôi sao đột tử do dùng thuốc “giảm đau” và “an thần”. Vâng không gì khác chính là từ mấy cái thuốc này mà ra, nhiều loại được kê nặng và kèm theo cả các thành phần morphine, opioid kết hợp nên đi sớm là điều không tránh khỏi. Mà có sống thì cũng luôn hành xử kỳ lạ, bất thường (nên nhiều người có cuộc sống stressed cao như các ngôi sao hay bị kê mây loại thuốc này và họ cũng rất hay bị than phiền về những hành xử kỳ quặc trong công việc). Quả thật, sau khi mình xem xong cái phim thì mình chợt nhận ra là đúng khi mình còn ở Mỹ, mình thấy sức khỏe tâm thần của nhiều người bất ổn thật sự mặc dù không chắc có phải do họ dùng thuốc hay không. Nhưng nhiều người hành xử rất bất thường, khó hiểu, dễ bị kích động bởi thời cuộc và hậu quả là cả một cái xã hội phức tạp với nhiều tệ nạn và nhiều người bị tâm thần như vậy cũng một phần lớn là từ thói lạm dụng thuốc mà ra.

Nhiều bác sĩ lúc kê cũng vô đạo đức lắm. Họ kê cho xong việc, nhiều thì ăn phần trăm từ hãng dược, còn nhiều thì đôi khi nghe khó tin nhưng không cả biết hậu quả của loại thuốc đó. Trong phim, một nạn nhân kể lại khi dùng Xanax từ 3 miligrams giảm xuống 2 rưỡi một ngày, rồi sau chuyển sang Valium (cũng là một loại an thần). Thì tinh thần và cơ thể ngày càng sa sút, nhiều biểu tượng lạ, đi gặp tới 50 bác sĩ để chữa bác sĩ nào cũng bảo không phải tại do thuốc. Đến khi định nhảy từ vực xuống tự tử thì vì nhớ tới con mà gồng mình quyết tâm tự mình cứu mình, thì mới hiểu ra nguyên nhân, mà là mình tự tìm hiểu mà ra. Các hãng dược thì cũng không có nói cho bạn biết những hiệu ứng phụ kinh khủng của thuốc đâu. Xem quảng cáo trên TV thì chỉ thấy nó như thuốc tiên, và đánh trúng vào tâm lý bạn đang cần nó. Còn khi gặp bác sĩ, bạn cũng tin lời bác sĩ sái cổ, bác sĩ bảo được chắc là được! Bác sĩ có tâm thì tốt quá, mà bác sĩ không có tâm thì sẽ luôn cho bạn cái danh sách kê đơn dài dằng dặc.

Đương nhiên chứng rối loạn lo âu và trầm cảm ngày nay không chỉ tại thuốc. Nó phần lớn vẫn là tại sự hiện đại và hối hả của xã hội làm sức khỏe tinh thần của bạn căng thẳng. Mỗi ngày chỉ cắm mặt vào điện thoại ngẩng lên có khi đã hết ngày. Mà trong điện thoại thì nó cũng rất biết bạn hay xem cái gì, thích cái gì. Bạn xem một thứ buồn nó hiện ra một nghìn thứ buồn, xem xong có vui cũng thành trầm cảm. Xem thứ nhảm nhí thì đầu óc bạn cũng nhảm nhí. Rồi bạn lo lắng về một nghìn thứ báo chí tin tức ra rả vào đầu bạn 24/7. Chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, ngộ độc thực phẩm, thiên tai, ô nhiễm môi trường… bạn lo cho bản thân bạn, con cái bạn, gia đình bạn. Rồi deadline, rồi thằng sếp mất dạy, khách hàng láo toét còn quỵt tiền… Đương nhiên chứng bệnh trầm cảm hay rối loạn lo âu nó cũng có ở trong gen di truyền và không thể tránh khỏi, nhưng cuối cùng vẫn là cái bản lĩnh của mình với nó tới được đâu.

Thực sự thỉnh thoảng mình lên mấy cơn rối loạn lo âu và cực kỳ ghét cái cảm giác đó, đôi lúc nghĩ có viên thuốc ở đây chắc làm một viên cho nó dịu lại. Nhưng may quá chưa có điều kiện dùng cái thuốc đấy nên cuối cùng nhận ra mình cố gắng tự control mình thì rồi cơn nó cũng qua và may thế mình vẫn…bình thường. Và có lẽ cái sự lo âu này nó đang là rất bình thường với muôn vàn người ngoài kia. Cứ nghĩ một người nông dân nghèo ở một nơi thật xa họ mắc chứng này, họ cũng chỉ chờ cho qua và họ lại sống khỏe. Còn một người ở thành phố, nơi tiếp xúc thuốc thang và bác sĩ quá dễ dàng, lên cơn một phát là đi gặp bác sĩ và uống thuốc, nên họ không đủ mạnh mẽ để tự điều khiển bản thân mình. Có lẽ chính vì thế nên cái thuốc tâm thần này bị kê đơn quá nhiều, và rất tiếc càng dùng thì càng phụ thuộc và càng tạo ra nhiều con người yếu đuối, bất ổn về sức khỏe tâm thần, xã hội thêm phần loạn lạc. À mà bây giờ mua thuốc đầy trên mạng, còn chẳng cần kê đơn của bác sĩ nữa. Mình tự chữa cho mình luôn, nhất là mấy người đã bị nghiện thuốc!

Như trong bộ phim có giải thích rất dễ hiểu, khi bạn dùng những loại thuốc an thần này, nó sẽ khiến cho một bộ phận tế bào thần kinh của bạn không cần phải hoạt động, bị tê liệt, vì thuốc đã làm thay cho chức năng của chúng hoặc làm tê liệt chúng. Lâu dần những tế bào này sẽ chết đi, thuốc làm thay cho tế bào của bạn, và nếu không có thuốc thì bạn sẽ không function được bình thường nữa. Mà thuốc thì còn hay bị phụ thuộc, càng dùng nhiều thì càng phải lên liều, vì nếu tế bào đã chết đi nhiều thì thuốc phải cần nhiều hơn. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người bị sa sút trí tuệ.

Không đâu xa, chính người bạn thân nhất của mình bây giờ bên Mỹ. Bố của anh í bị Alzheimer, mà khả năng cao do việc dùng Xanax lâu năm. Anh bảo từ hồi bố dùng cái thuốc đó, anh í không cả nhận ra bố mình. Bố vẫn rất hoạt bát, nghĩ nhanh, luôn vui vẻ, từ lúc bị kê đơn có ngày ông cứ gục mặt xuống bàn, lơ mơ, nói năng vô lý, giận dữ bất thường. Hồi các bác í được kê đơn dùng thuốc này, hậu quả về thuốc vẫn chưa rõ ràng, bác sĩ thì kê vô tội vạ. Mất ngủ lo lắng tí cũng đã kê. Vậy nên nhiều thuốc tới giờ mới cho thấy rõ hậu quả. Trước giờ nhiều thuốc cứ qua một vài chục năm là mới cho thấy hậu quả kinh hoàng của nó mang lại.

Hồi bữa có ai xem cái phim the Queen’s Gambit chắc còn nhớ chi tiết cô bé bị nghiện cái thuốc an thần của trại mồ côi. Mặc dù họ nói rằng chi tiết đó là made up nhưng sự thực rất nhiều trại trẻ mồ côi họ cho trẻ em uống thuốc an thần (những loại thuốc trước đời của Xanax), để bọn trẻ dễ ngủ, không quấy khóc, dễ điều khiển. Cái madeup thì là cái đoạn uống vào thì thành thiên tài chơi cờ vua thôi 😀. Nhưng ngay trong phim ta cũng thấy hậu quả sức khỏe tâm lý mà những đứa trẻ ở trại mồ cô đó bị ảnh hưởng được mô tả rất rõ qua cuộc đời của nhân vật chính.

Quả thật bộ phim tài liệu này làm mình… lo lắng =)). Tại cách đây mấy năm mình cũng phải đưa bố đi khám rối loạn lo âu, và nếu mình không nhầm bác sĩ cũng kê cho loại thuốc tương tự (ở VN thì có thể nó mang nhiều cái tên khác nhau như là alprazolam (Xanax®), chlordiazepoxide (Librium®), clorazepate (Tranxene®), diazepam (Valium®), halazepam (Paxipam®), lorzepam (Ativan®), oxazepam (Serax®), prazepam (Centrax®), and quazepam (Doral®)…. (các bạn có thể google). Hiện tại thì bố có vẻ tạm ổn, vì thực ra cả bố mình và mình đều không phải là loại nghiêm trọng (đợt đó thì nặng do có chút biến cố sức khỏe gia đình), nhưng sau cố gắng vượt qua bằng ăn uống, tập thể dục thì lại ổn thôi. Thuốc có thể giúp đỡ được nhất thời và nên được dùng ngắn hạn, còn khi đã không điều khiển được mình mà thành dài hạn thì hậu quả thật vô lường. Quả thật mình thấy những thứ này mình cần phải hiểu biết hơn nhiều nữa. Nhiều người cứ nghĩ sức khỏe vật lý mới là quan trọng nhưng không hề đâu nhé, vào thời đại ngày nay thì lại càng phải quan tâm tới sức khỏe tâm thần. Mình không rõ ở Việt Nam tình trạng kê thuốc này là như thế nào? Nhất là với bệnh trầm cảm?

Nhưng sự thật thì đôi lúc bác sĩ không tin được thì… cũng tin vào ai. Thế nên bác sĩ thì vẫn phải cần nhưng mình nên trang bị hiểu biết cho mình càng nhiều càng tốt, tự mình bảo vệ lấy bản thân mình. Trừ những người có bệnh lý nặng và buộc phải phụ thuộc thuốc thang bẩm sinh ra. Còn lại nếu nó đến từ cuộc sống, mình cố gắng tự vượt qua và sống một cuộc sống càng ít phụ thuộc thuốc càng tốt, đó mới là một cuộc sống khỏe mạnh. Quay về với thiên nhiên càng nhiều càng tốt. Quan điểm của mình là thế.

Nói chung nói về đề tài này thì dài lắm, các bạn nên xem những bộ tài liệu này! Bài viết này không phải nói thay bác sĩ hay khuyên bảo bạn phải bỏ thuốc nào đó bạn đang dùng. Bài viết này nói lên cho bạn một khía cạnh quan trọng của vấn đề từ kinh nghiệm và nghiên cứu cá nhân, và khuyến khích bạn hãy tự tìm hiểu nhiều hơn nếu bạn đang là người trong cuộc hoặc bạn quan tâm!

#502: Ancient Apocalypse -Rồi nền văn minh nào cũng bị hủy diệt thôi

Ai đam mê khoa học, đặc biệt về lĩnh vực thiên văn học, vũ trụ và lịch sử văn minh trái đất thì chắc không thể bỏ qua bộ Ancient Apocalypse của Graham Hancock. Một người không phải là nhà khoa học, nhà khảo cổ học, thậm chí không phải là một nhà làm phim, mà là một nhà báo.

Nhưng lịch sử và khoa học điều thú vị là nó luôn gây tranh cãi, đơn giản bởi vì có những thứ chỉ là suy luận và không ai chắc chắn được sự thật. Và khoa học cũng theo giả thuyết và trường phái, có những điều chúng ta được dạy gần như tưởng là chân lý hoặc facts rồi mà có khi.. chưa chắc là đúng. Hankock là một người mà phe các nhà khoa học và khảo cổ học chính thống cực kỳ ghét và muốn tiêu diệt. Bởi vì ông đã và đang đặt ra rất nhiều sự nghi hoặc cho những giả thuyết về lịch sử văn minh nhân loại mà đã từ trước tới giờ đã được cho rằng là kiến thức phổ biến và đương nhiên.

Trong phim, Hancock đi qua từng nền văn minh và các di tích, từ Gunung Padang của Indonesia đến Derinkuyu, Göbekli Tepe của Thổ Nhĩ Kỳ, đến Cholula của Mexico. Đi qua các nền văn minh của Maya, Aztect, Alantis. Cách đặt vấn đề đối đầu lại với các nhà khoa học và khảo cổ học không phải là đưa ra những kiến thức khác chống lại những thông tin đã công bố, mà ở cách mà mình cho rằng trí tuệ và thuyết phục hơn nhiều. Đó là đặt ra các câu hỏi! Và đó cũng là cách làm việc của một nhà báo. Cách đặt ra câu hỏi đem lại hai hiệu quả: Thứ nhất, việc dùng câu hỏi sẽ khiến người ta sẽ phải suy nghĩ và đi tìm luận điểm, chứng cớ để trả lời, và tự đặt ra nghi ngờ về tính xác thực và logic của vấn đề được nêu. Thứ hai, bản thân Hankock không phải là một chuyên gia về lĩnh vực khảo cổ học, nên việc đặt câu hỏi nó thể hiện đúng bản chất công việc của ông, chứ không người ta sẽ có cớ nói ông: “Ông không đúng chuyên môn sao ông già mồm thế được “:)).

Như tiêu đề của bộ phim: “Ancient Apocalypse”: Sự tận thế cổ đại. Những câu hỏi lớn nhất mà Hankock đặt ra là: Liệu trước nền văn minh mà chúng ta cho rằng chúng ta đang ở đỉnh cao nhất như bây giờ, trước đó có những nền văn minh nào đỉnh cao còn thậm chí hơn thế này gấp nhiều lần hay không? Phải chăng vì trái đất đã qua vài lần reset và tự nó xóa sổ nhiều nền văn minh đỉnh cao trước hay không? Phải chăng trận Đại hồng thủy xảy ra vào 12800 năm trước là do Sao chổi đâm vào trái đất?

Khoa học hiện đại vẫn cho rằng, nền văn minh hiện đại của con người bắt nguồn từ hơn 6000 năm trước và đã phát triển đến đỉnh cao bây giờ. Loài người cũng mới chỉ xuất hiện từ 2 triệu năm trước. Tuy nhiên Hancock đặt ra rất nhiều câu hỏi về tính xác thực của những dấu mốc này. Và mình thì mình… về phe của Hancock.

Nếu theo kiến thức hiện đại thì trái đất coi như là đã vài tỉ năm tuổi đi. Điều kiện thời tiết và địa lý chắc chắn đã thay đổi thậm chí lộn tùng phèo trong hàng tỉ năm đó. Đồ để lâu chỉ vài tháng vài năm hay chôn dưới đất đã mục nát thậm chí thành cát và bụi nữa là hàng tỉ năm. Trái đất cũng là một cơ thể sống, giống như một cơ thể sinh vật. Nó sẽ có hệ thống miễn dịch, hệ thống đấu tranh sinh tồn, các mạch máu cơ bản để nuôi dưỡng cơ thể, và đương nhiên nó cũng sẽ có virus tấn công. Khi cơ thể quá nhiều bệnh tật, hay gặp phải sự đe dọa từ bên ngoài, mọi thứ sẽ tự động reset. Tất cả lại từ đầu, có khi nào đó luôn là cách vận hành của vũ trụ? Nền văn minh của con người hiện đại bây giờ có khi chỉ là một “căn bệnh” mà không chóng thì chầy hệ miễn dịch của trái đất cũng sẽ tự tiêu diệt? Một nền văn minh 6000 tuổi so với một trái đất hàng tỉ năm tuổi làm sao tự cho mình là đỉnh cao nhất hay là duy nhất được?

Trong phim có rất nhiều đoạn thú vị nói về các giả thuyết về các tàn dư còn lại của các nền văn minh cũ mà tới giờ khoa học vẫn chưa giải thích được. Chẳng hạn với công trình kỳ lạ ở Gunung Padang, được cho là vào thời kỳ đồ đá mà người tiền sử còn mới biết dùng đá để làm công cụ đẽo gọt. Nhưng lúc này ở một nền văn minh ở phần khác của trái đất, có thể đã có những công trình kim tự tháp vĩ đại khác rải rác mà khó lòng nào nếu chỉ biết tới đẽo gọt bằng đá lại có thể làm ra được. Hancock đặt ra giả thuyết rằng có khả năng lúc này vừa có người chỉ biết lao động đồ đá, vừa có những con người rất cấp tiến và uyên bác chung sống, chứ chưa chắc tìm thấy đồ đá thì có nghĩa rằng con người lúc đó chỉ có người kém phát triển. Ngay như thời hiện đại của chúng ta bây giờ, vẫn có những con người vẫn sống như thời kỳ nguyên thủy, sống chung trên trái đất với những con người với khoa học công nghệ quá cấp tiến. Mình cũng thích câu hỏi về việc, khi phát hiện ra một nền văn minh và cho rằng nó đã có từ cách đây x nghìn năm. Nhưng mà mọi người quên mất một điều cơ bản rằng để phát triển được tới công nghệ và nền văn hóa đó, đó có lẽ là câu chuyện của vài ngàn năm trước đó.Trong cái phim tài liệu mình làm, một cái nhạc cụ đơn sơ, mà có khi phải qua hàng trăm năm, thậm chí cả ngàn năm mới hoàn thiện được như giờ nữa là cả một nền văn hóa, mà còn không ai biết được nền văn hóa ấy bao lâu mới hình thành được tới mốc đó.

Hancock cũng đặt nhiều giả thuyết về người khổng lồ, hình tượng con rắn và thuyết Đại hồng thủy bị gây ra bởi Sao chổi.

Cách đây hàng triệu năm tất cả các loài vật đều khổng lồ. Những công trình vĩ đại như các Kim tự tháp, những phiến đá khổng lồ được đặt chồng lên nhau thật khó lòng mà có thể làm bởi những con người nhỏ bé, đến bây giờ có máy móc cần cẩu làm còn khó và cũng không bắt chước theo những quy tắc không thể hiểu được. Trong rất nhiều truyền thuyết, từ của người Maya đến thuyết cổ của người Trung Hoa đều nói về những con người khổng lồ, họ cũng nói về cả trận Đại hồng thủy. Những giai thoại này tưởng chỉ là truyền thuyết, nhưng sự thật những gì chúng kể lại có mặt trong tất cả mọi nền văn minh (kể cả tưởng như cách nhau rất xa và không dây tơ rễ má gì với nhau), và những sự giải thích trong đó lại rất khớp và hợp lý với những công trình này. Điều duy nhất người ta không chấp nhận là vì nó… khó tin mà thôi. Chúng ta cho rằng không thể có người khổng lồ, nhưng mà… có chắc khi tất cả đống băng ở Nam Cực và Bắc Cực tan ra, chúng ta sẽ không nhìn thấy những điều tưởng như không thể có hay không? Cơ mà Nam Cực hay Bắc Cực mà tan ra thì nền văn minh này cũng tan lâu rồi!

Mình hoàn toàn thấy những câu hỏi và giả thuyết của Hancock thuyết phục và có tính logic cao. Nhớ khi đọc về việc khi băng đang tan ra ngày một nhiều, người ta bất ngờ tìm thấy rất nhiều xương động vật từ thời tiền sử, trong đó thậm chí còn nguyên xác của cả một con vật khổng lồ ví dụ như con ma mút. Mà băng càng tan thì phát hiện ra càng nhiều động vật kỳ lạ. Rõ ràng khi động vật còn nguyên xác như vậy, nó thể hiện một điều là: Những động vật này đã bị đóng băng bất ngờ, và ngay lập tức, nên xác vẫn con tươi và nguyên con như vậy. Graham có một giả thuyết rằng trận đại hồng thủy phá hủy trái đất vào 12800 năm trước bị gây ra bởi Sao chổi. Các nhà khoa học sẽ nói rằng, nếu là tại Sao chổi thì dấu tích va xuống nằm ở đâu? Graham sẽ đi tới những tàn tích mà địa hình để lại tưởng như con người làm nhưng lại giống tàn tích do sóng nước gây ra thì đúng hơn. Ông cho rằng sao chổi không phải là một cái, mà là cả cơn mưa sao chổi. Và sao chổi có thể rơi xuống đại dương nơi chỉ có nước, sóng nước dâng cao, rung chuyển trái đất, tràn vào cuốn đi bề mặt trái đất, núi lửa phun trào bụi phủ kín bầu trời khiến cả trái đất lạnh giá chỉ trong một đêm, nước tới đâu sẽ đóng băng tới đó, nhiều loài vật chưa kịp tháo chạy. Và chỗ nào đóng băng mãi mãi thì nó sẽ mãi mãi như Nam và Bắc cực. Phần còn lại, theo thời gian lại bồi đắp hay bằng phẳng, tan đi và thậm chí không để lại tàn tích gì.

Giả thuyết về sao chổi là do Graham đặt ra từ những địa danh ông đi qua, khi hình tượng một con rắn khổng lồ có mặt trong rất nhiều tàn tích của các công trình cổ đại. Thậm chí tại Ohio, có nguyên một vùng bảo tồn với một công trình được cho là hình tượng một con rắn khổng lồ (Serpent Mound). Ông cho rằng hình tượng con rắn trong các tàn tích mà người xưa để lại khả năng là nói về Sao chổi, luôn gây ra sự sợ hãi và lo lắng, nhưng lại khiến họ phải tôn thờ.

Không chỉ đặt ra những câu hỏi đấu chọi lại những kiến thức chính thống. Hancock đặt ra câu hỏi cho tất cả con người hiện đại chúng ta. Tất cả những nền văn minh bị biến mất, như là Atlantis, đều mang theo những truyền thuyết về việc con người muốn đi ngược lại tự nhiên, sự vận hành của vũ trụ, cho rằng con người là trung tâm của tất cả. Và mọi sự đi ngược lại tự nhiên ấy sẽ đều bị trừng phạt. Trước nền văn minh của chúng ta, đã có rất nhiều nền văn minh vô cùng cấp tiến khác, nhưng khi tới một điểm nào đó, nó sẽ bị reset lại. Và bản thân chúng ta bây giờ cũng đã nhìn thấy trước được tất cả điều này, sự tàn phá tự nhiên, môi trường, thống lĩnh và lạm dụng trái đất, muốn chinh phục cả vũ trụ và ngàn sao, sự kiêu ngạo này chắc chắn phải trả giá. Có thể mỗi một chu trình văn minh sẽ luôn bị tiêu diệt, nhưng các sinh vật trong nền văn minh ấy có thể đẩy nhanh được quá trình này lên, như nền văn minh của chúng ta bây giờ.

Chúng ta nên hiểu rằng vạn vật trong vũ trụ này đều có mối quan hệ tương quan với nhau, dù 1 sinh vật nhỏ bé nhất nhất nhất cũng có mối quan hệ tới những gì to lớn nhất của vũ trụ. Mọi nguồn năng lượng đều chuyển hóa từ loại này sang loại khác chứ không có mất đi. Chúng ta không thể sống mà chỉ cho mình và cho rằng những gì mình làm không làm ảnh hưởng tới những điều xung quanh. Nếu chưa hiểu thì nên tìm hiểu về “hiệu ứng cánh bướm”, một cái phấn bay trên cánh bướm có thể làm cho một con thú hoang dã hắt xì, và nó có thể làm cho hàng trăm hàng ngàn con khác giật mình và bỏ chạy, kéo theo sự hỗn loạn của cả một khu rừng và… so on…! Vậy nên mọi thứ chúng ta làm, sẽ đều luôn có hậu quả!

Những di tích còn sót lại của các nền văn minh cũ. Hầu như chúng đều có những điểm chung là những lời cảnh báo. Trái đất dường như luôn bị khởi động lại bởi những sự cố đến từ vũ trụ. Những công trình cổ đại giống như là những công cụ theo dõi sự vận chuyển của hệ mặt trời. Điều này có lẽ đã xảy ra rất nhiều lần nên người xưa đã nhận biết được sự tối quan trọng của việc đi theo sự vận hành của vũ trụ, theo dõi, cảnh báo và chuẩn bị cho sự tận diệt của mình. Những công trình này cũng gửi lại rất nhiều lời cảnh báo cho những nền văn minh tiếp theo nhưng có lẽ đó là quy luật. Các sinh vật vẫn không học được bài học nào.

Trong phim, Hancock dùng rất nhiều những sự khiêu khích với các nhà khoa học và khảo cổ học chính thống. Ông cũng tâm sự về việc mình bị ngăn cản tiếp cận các nguồn thông tin, kiến thức, thậm chí khi tới Serpent Mound, ông bị đuổi thẳng thừng ra ngoài mặc dù đây chỉ là một khu bảo tồn chứ chả phải Lầu năm góc với những thông tin bảo mật khủng khiếp gây hại gì tới quốc gia đại sự. Vì những câu hỏi quá thuyết phục và những thách thức của ông tới nền khoa học và nền khảo cổ học chính thống nên ông bị rất nhiều thế lực thù ghét và tìm cách vùi dập. Báo đài thì xây dựng hình tượng ông như một kẻ vĩ cuồng và lừa đảo, ngăn cấm ông được phát ngôn chính thống. Có thể nhiều bạn nghe điều này sẽ thấy ngạc nhiên, nhưng chắc có người thì lại chẳng ngạc nhiên gì: Nhưng ngay cả kiến thức khoa học, lịch sử, văn hóa cũng bị rất nhiều bưng bít và bè phái, nhiều sự tuyên truyền sai lầm vừa vì sai lầm trong nghiên cứu lẫn trong mục đích dẫn dắt dân trí. Và cả hàng tỉ hàng chục tỉ đô cho những công trình khoa học cũng chưa chắc là để tìm ra kiền thức chuẩn xác, có khi một thông tin được công bố, không ai muốn đảo ngược nó lại cả. Và chúng ta cũng từng nghe về những câu chuyện như Gallieh, khi toàn thế giới cho rằng trái đất bằng phẳng thì mình ông cho rằng nó hình cầu, và thậm chí người ta treo cổ Gallieh vì dám chống lại “kiến thức chung” của nhân loại. Ta cứ nghĩ rằng chuyện của Gallieh là thời cổ đại rồi, nhưng điều này luôn xảy ra với mọi thời đại, với những con người có những suy nghĩ và kiến thức ngược lại với kiến thức chung của nhân loại.

Cho rằng nền văn minh của chúng ta là cấp tiến nhất. Nhưng mà đến ngay việc vì sao Kim tự tháp lại có khắp nơi, quy luật của nó là gì, tại sao nó lại có trong mọi nền văn minh, tại sao nó lại xây dựng được như thế… cũng chưa có giả thuyết nào thuyết phục. Nhưng nếu đặt câu hỏi về tính logic trong các giả thuyết đã công bố thì nhiều nhà khoa học lại cứ lồng lên! Có một cái dở là con người hiện đại hay suy luận theo vốn kiến thức, điều kiện sống và logic của nền văn minh họ đang ở, nhưng biết đâu với mỗi nền văn minh trong quá khứ, nó khác hoàn toàn với văn minh của mình. Và sự “phát triển cao” sẽ là khác nhau trong mỗi nền văn minh. Giờ bảo xây những công trình cổ theo nguyên tắc cổ là đã không xây được rồi, còn chưa hiểu cách xây í chứ!

Và mình thì… theo phe của Hancock. Thực ra những câu chuyện này đã được Hancock đem lên đàm đạo trên kênh podcast của Joe Rogan (ai chưa biết nhân vật này thì nên google nhé, thú vị lắm đó). Joe Rogan cũng là một nhân vật mà bị báo đài chính thống vô cùng căm ghét vì đã luôn mời những nhân vật khách mời với muôn ngàn những vấn đề xã hội vô cùng hóc búa bóc trần cả các xã hội thiếu công bằng, vô lý và đạo đức giả. Những vấn đề Joe đặt ra khiến cho một phần nhân loại phải suy nghĩ lại vì những gì họ được dạy dỗ và hiểu biết bấy lâu nay. Joe Rogan bị ghét đến mức mặc dù đứng nhất nhì trên Youtube về số lượng người theo dõi nhưng cũng bị hành cho đến mức phải bỏ kênh. Ô hay nhưng thế nào vừa hay Sportify nhảy vào với cái hợp đồng 100 triệu đô, Joe bỏ đi không chớp mắt. Youtube vừa mất đi một nguồn thu lớn, vừa chết nhục vì cứ nghĩ mình là ghê gớm lắm!

Đương nhiên không chỉ các nhà khoa học, khảo cổ học, mỗi người sẽ có những niềm tin và trường phái theo ý họ mong muốn. Mình thì cũng chẳng có gì chắc gì đúng hay sai, tất cả là mọi giả thuyết Trường phái của mình là open mind, mọi thứ đều có thể xảy ra, đặc biệt nếu có những yếu tố logic giải thích ở trong đó, mình dùng logic trong vốn hiểu biết của mình để phân tích vấn đề.

Elon Musk bây giờ cũng là một nhân vật rất thú vị mà rất nhiều những kênh chính thống cũng tìm mọi cách chống đối lại. Chỉ riêng một việc như dùng công nghệ xe điện để chống lại sự phụ thuộc vào năng lượng tự nhiên và phổ biến công nghệ này cho toàn thế giới, đó đã đủ cho nhiều người muốn bóp cổ anh nhốt vào trại rồi chứ đừng nói bao ý tưởng khác của anh mà anh mở mồm ra là có người chửi :)), tô vẽ anh như một thằng tâm thần. Nhưng mà mình thì mình theo phái của Gallieh, Joe Rogan, Graham Hancock, Elon Musk và… những người tương tự nhé :)).

Xem phim ngay đi. Bài này mình tâm sự thôi chứ phim thì nhiều thứ hay ho thú vị cực kỳ, và maybe nếu bạn là 1 người open mind, bạn sẽ học được nhiều điều về việc phát triển tư duy, “think outside of the box”.

 

#496: Sex Education

May be an image of 3 people, people standing and text that says 'SEX EDUCATION N'
Sex Education mỗi season ra đều cách season trước khá lâu nhưng dường như sự dừng lại ở mỗi season, tuy không làm cho người ta phải sốt ruột chờ đợi hay mong mỏi một câu trả lời nhưng luôn để lại cho khán giả một cảm giác lắng đọng nhẹ nhàng với một sự hy vọng về một câu chuyện sẽ tiếp diễn. Đó là một cảm giác rất dễ chịu khi xem xong một bộ phim. Và với mình thì đó là một trong những định nghĩa của một bộ phim “hay”.
Nhớ thời gian ban đầu khi thấy cái tiêu đề “Sex Education” cùng cái trailer trần trụi và các bạn tuổi teen mình đã tính bỏ qua vì nghĩ rằng nó chỉ là một phim teen hoặc một phim lấy sex để giật gân rẻ tiền. Nhưng rồi cũng không nhớ thế nào mà lại bập vào xem và rất nhanh mình đã thành fan chính hiệu của nó lúc nào mà không biết. Quả đúng Sex Education là một phim về sex, thậm chí theme chính còn chẳng phải là sex cho lứa tuổi của mình nhưng mình bị bất ngờ bởi cách nó dùng sex để miêu tả cảm xúc của con người dù bất cứ lứa tuổi gì, sex cũng là phương tiện và cái cớ để kể những câu chuyện cuộc sống rất đời và rất thâm thúy. Nó có thể cực kỳ hài hước nhưng ngay trong sự hài hước đấy người ta có thể ngay lập tức bật khóc. Nó có thể cực kỳ nhố nhăng nhưng ngay trong giữa sự nhố nhăng ấy là một cảm xúc rất thật, một câu chuyện rất thật mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được nỗi buồn của nhân vật vì họ có thể thấy mình trong đó. Những nhân vật chính là lửa tuổi teen, những khủng hoảng của lứa tuổi teen và sự thật rằng ở tuổi teen sự khủng hoảng lớn nhất chính là hành trình đang khám phá giới tính và tình dục của bản thân. Mình thích cách kể chuyện rất thẳng, thậm chí hơi thô, đi thẳng vào vấn đề không ngại ngần khi nói về sex của các nhân vật trong phim. Nó không gây cho mình cảm giác khó chịu hay ngại ngùng, nó làm mình một cảm giác thư giãn, dễ chịu và được nhìn về sex như một thứ cởi mở, cần được nói đến chứ không phải là một thứ nửa kín nửa hở. Sex vốn dĩ luôn cần phải được như vậy! Tuy rằng những câu chuyện xoay quanh khủng hoảng tình dục và giới tính của các cô cậu trung học nhưng nó lại dành cho mọi lứa tuổi bởi vì những thông điệp cuộc sống, những câu chuyện cuộc đời, những câu chuyện tâm sinh lý của các nhân vật bất kể lứa tuổi đều được thông qua đó để được truyền tải một cách rất thú vị và tinh tế. Và cũng đúng như tiêu đề của phim: “Sex Education” có rất nhiều thông tin giáo dục giới tính cực kỳ thú vị và thực tiễn được lồng ghép trong các mẩu chuyện hài hước, và again, nó cũng không giáo dục giới tính chỉ cho mỗi teens!
Nhân vật chính của câu chuyện là hai mẹ con của cậu bé Otis. Mẹ cậu là một therapist chuyên về tình dục còn Otis mới chỉ là một cậu bé học cấp 3. Bố mẹ đã ly dị nên Otis hoàn toàn ảnh hưởng từ sự giáo dục từ mẹ. Cứ tưởng tượng từ bé ở với một bà mẹ suốt ngày đi tư vấn về tình dục cho người khác và trong nhà ngập tràn cả những đồ chơi và mẫu vật về tình dục thì bạn chắc cũng hẳn ít nhiều… khác người là thế nào. Ấy vậy mà cho dù mẹ là một chuyên gia về tình dục, thì ngay chính con trai lại khó nói chuyện về sex và cho dù có quen thế nào thì cậu bé vẫn luôn xấu hổ về nghề nghiệp của mẹ. Một điều mà nhà làm phim đã rất tinh tế khi khắc họa nhân vật Otis đó là cách cậu bị ảnh hưởng tự nhiên từ mẹ, khi mặc dù bản thân cậu cũng không có nhiều kinh nghiệm về tình dục nhưng khi gặp bất cứ ai cũng có thể khuyên bảo và giải thích rành rẽ được về tình dục. Và không chỉ tình dục, cậu biết cách khuyên bảo và “heal” cảm xúc của người khác một cách rất tự nhiên, đến chính bản thân Otis cũng không biết mình có được những sự ảnh hưởng tích cực như vậy từ mẹ, người mà cậu cho rằng nghề nghiệp thật là đáng xấu hổ với bạn bè. Cậu đã từ bỏ và chạy trốn khỏi việc mình luôn muốn giúp đỡ người khác. Ở cuối season 3, Otis đã nhận ra mình thích được đi an ủi và khuyên bảo người khác, như là một lẽ thường tình, cậu không cần thiết phải chạy trốn khỏi nó. Và cậu thấy rằng mình thật có ích, mình cũng thích làm như vậy. Nhân vật đang lớn lên, một ngày Otis đã nhận ra những gì mình làm cũng như mẹ làm, đâu có gì đáng xấu hổ. Đó quả là những cách kể chuyện rất đời và rất tinh tế. Mình cũng thích cách xây dựng nhân vật khi mẹ thì là một người rất phóng khoáng, có thể qua đêm và hôm sau coi như không có gì với bất cứ người đàn ông nào, nhưng cậu con trai thì lại là một thằng bé rất tình cảm, galant và cực kỳ có trách nhiệm.
Qua mỗi season, các nhân vật lớn dần lên. Biên kịch rất khéo léo khi cho tâm sinh lý họ phát triển dần, họ cho nhân vật vấp ngã rồi đứng lên. Họ cho các nhân vật bắt đầu hiểu dần về bản thân mình. Những đứa trẻ con hiểu được về giới tính của mình, cách làm tình an toàn có hiểu biết. Còn những người lớn cũng vẫn phải loay hoay trong việc chịu thay đổi và tìm cách thay đổi. Một chuyên gia tình dục nhưng thực ra lại luôn cô đơn và thậm chí còn lỡ mang thai ở độ tuổi gần 50. Một người đàn ông cả đời khó tính khó cởi mở với vợ con nhưng thực ra trong lòng luôn muốn thay đổi và muốn được hiểu chính bản thân mình. Những con người luôn loay hoay để tiếp tục được lớn cho dù ở bất cứ độ tuổi nào.
Bộ phim không có bất cứ diễn viên nào dạng trai xinh gái đẹp phong cách idol, nhân vật thậm chí còn có chút xấu xí già nua. Nhưng mỗi nhân vật đều toát ra một sự duyên dáng charming kỳ lạ. Trước giờ mình luôn hâm mộ tài năng diễn xuất của người Anh. Thực ra mình nghĩ chắc nếu xét về độ đồng đều và tinh tế thì diễn viên Anh phải là nhất thế giới. Bản thân mình là một người học và làm phim mà khi xem những nhân vật trong Sex Education diễn xuất mình còn quên luôn rằng họ đang diễn. Mình thấy đó như chính là những con người hoàn toàn có thực ngoài đời, vì họ toát ra được cái hồn của nhân vật một cách hoàn hảo. Không một nét gồng, không một nét ngượng ngùng hay điệu đà. Họ diễn như hơi thở. Cần ngốc nghếch, cần ngớ ngẩn, cần tuyệt vọng, cần thông minh, cần buồn bã… họ chỉ cần ngước ánh mắt lên là đã thấy nhân vật đó hiện ra. Bản thân casting director cũng tinh tế khủng khiếp như là cast nhân vật ông bố Groff và cậu con trai Adam với khuôn mặt và thần thái giống nhau y hệt, đều kiểu ít nói và lầm lì, giống nhau đến y chang bố con ruột thực sự luôn!
Phần 1 mình đặc biệt mê diễn xuất của anh chàng da đen Ncuti Gatwa (vai Eric, anh chàng đồng tính, bạn thân của Otis). Mình không tin rằng có ai xem Sex Education mà lại không ấn tượng với diễn xuất đáng yêu và chân thật như thế. Vừa hài hước, vừa đáng thương, điệu đà nhưng lại rất nhiều tâm trạng. Emma Mackey trong vai Maeve, mặc dù khuôn mặt sần sùi già nua nhưng mà lại không thể nào hợp nhân vật hơn. Cô toát lên được sự thông minh đầy khí chất, ra được đúng phong cách của một cô bé con nhà nghèo trưởng thành sớm, lúc nào cũng bị thiệt thòi về tình cảm và tiền bạc, nhưng cực kỳ thông minh và chẳng để cho bất kỳ ai bắt nạt. Mình thích một chi tiết rất đời về nhân vật này, đó là tuy rất nghèo, rất thông minh nhưng lại có tính tự ái ngút trời, đúng kiểu tự ái của con nhà nghèo và rất dễ bị tổn thương cho dù đó là nhận được sự giúp đỡ từ bạn thân. Và cuối cùng sau 3 seasons thì mình kết lại là lại thích nhất diễn xuất của anh chàng nhân vật chính Asa Butterfield trong vai Otis. Hai phần đầu Otis vẫn còn tưng tửng và còn rất trẻ con. Nhưng sang đến phần 3, khi nhân vật trưởng thành hơn, mình có thể nhận ra được cả sự trưởng thành trong ánh mắt của nhân vật. Otis và mẹ lúc nào cũng luôn mâu thuẫn và khó nói chuyện với nhau. Khi vào những tập gần cuối của season 3, mẹ cậu phải cấp cứu và sinh non, không biết có qua được cơn nguy kịch hay không. Cậu ngồi chờ ở bệnh viện và còn băn khoăn là không có mẹ thì giờ phải ở với bố thì chết. Khán giả đang expect rằng cậu sẽ thể hiện sự xót thương với mẹ sẽ như thế nào? Mình vẫn nghĩ trong một phim châu Á thì nhân vật ngồi khóc nức nở hay òa lên giãy giụa để thể hiện rằng mình đang lo lắng đau đớn. Nhưng cậu vẫn còn ngồi đó khuyên giải cậu bạn thân Eric về nói chuyện với bạn trai, cũng chưa thấy nhỏ một giọt nước mắt. Nhưng khi cậu không thể nào mua nổi cái gói kẹo trong tủ tự động, cậu phát điên và thò tay vào đập phá cái tủ chỉ để lấy cái gói kẹo ra. Đó là lúc khán giản nhận ra nỗi buồn và hối hận thương mẹ cực lớn vốn dĩ đã luôn ở trong lòng chỉ cần chờ chực trào. Không có cảnh gào thóc, không có nhạc thê thảm, người ta chỉ thấy cái ôm của Eric với Otis và ánh mắt ngầu đỏ ầng ậc nước của Otis ngước lên nhìn ông bố dượng khi ông thông báo mẹ đã qua cơn nguy kịch. Nhìn vào ánh mắt đấy là thay cho một nghìn lời thoại và âm nhạc lê thê. Tình tiết tinh tế + diễn xuất đỉnh cao, đó là combo mà nhà làm phim nào cũng nên mơ ước.
Gillian Anderson là một diễn viên quá gạo cội, thật sự mình cũng không thể nghĩ ai đóng cái vai mẹ của Otis hợp hơn chị ấy nữa. Nếu ai xem Xfiles thì chẳng lạ gì với Gillian. Chị í có một cái giọng Anh rất sexy dễ chịu thực sự, còn diễn xuất thì mình khỏi phải bàn nữa vì nếu Gillian không diễn hay thì 0 biết ai gọi là diễn hay ở đời này nữa 😃. Nhân vật Dr. Jean tuy rằng luôn đưa ra nhiều lời khuyên cho người khác nhưng bản thân lại cũng gặp khủng hoảng trong cuộc sống cá nhân của chính mình. Đến cậu con trai tuổi teen cũng không thể nói chuyện thẳng thắn về tình dục. Có mấy đoạn thoại của Dr. Jean rất hay. Như khi đoạn cô bé Aimee nói rằng mình muốn được quay trở lại hồn nhiên và thoải mái như xưa (trước khi bị tấn công tình dục), thì Dr. Jean nói rằng: “Chúng ta sẽ không bao giờ quay lại được như xưa. Vì bản chất của con người là luôn luôn tiến hóa và thay đổi, chúng ta sẽ luôn phải thay đổi”. Mình rất thích câu nói này, vì đúng là rất nhiều trong chúng ta luôn mong được trở lại như xưa, có những điều thật bao hối tiếc. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ có thể trở lại được như xưa, học cách chấp nhận rằng rồi ai cũng phải thay đổi, ai cũng sẽ khác, đó là một điều sẽ làm cho bất kỳ ai cũng sẽ thấy dễ chịu hơn để move on.
Nếu bạn để ý, cho dù xuyên suốt bộ phim có những cảnh tình dục rất bạo liệt và cởi mở, những câu chuyện yêu đương chớp nhoáng. Nhưng mà mối tình đi từ đầu đến cuối của bộ phim giữa Otis và Maeve thì thậm chí rất chậm chạp, rất nhiều chông gai, và có lẽ chỉ có một nụ hôn khi lên đỉnh điểm sau cả 3 seaons. Rõ là nhân vật chỉ là tuổi teen, cũng không đẹp lộng lẫy, nhưng hành trình tình yêu của hai nhân vật sau bao vất vả mới có thể thổ lộ cho nhau đều khiến cho những khán giả như mình thấy cực kỳ ngôn tình và rung động. Cuối cùng điều đọng lại cuối cùng là tình yêu thực sự vẫn phải là một hành trình và tình dục hóa ra không phải là tất cả. Cả Otis và Maeve đều cặp kè và quan hệ với nhiều đối tượng khác nhưng cuối cùng sâu thẳm trong trái tim của họ đối phương mới chính là tình yêu, cho dù hai người thậm chí cả chưa bao giờ hôn nhau. Mẹ của Otis, một chuyên gia tình dục học xong đã nói với cậu con trai tuổi teen của mình rằng: “Thực ra mẹ cũng chẳng biết tình yêu là gì, chẳng ai định nghĩa được tình yêu là gì. Chỉ khi nào nó đến tự nhiên mình cảm nhận được thì mình sẽ biết thôi”. Tình yêu của Sex Education cuối cùng lại được miêu tả một cách tinh tế như vậy đó. Theme mấu chốt của phim đó là sự chân thành. Cho dù bạn đang suy nghĩ thế nào và có thể bạn sẽ làm đau lòng đối phương, nhưng bạn phải thật thà với tình cảm của mình và với họ!
Nếu nói và cảm nhận về mọi nhân vật trong phim thì chắc có mà chục trang. Mỗi người sẽ xem và có những cảm nhận của riêng mình. Phim nói không chỉ về sex, mà về giới tính, đồng tính, cuộc đời, cuộc sống. Sự đồng tính được miêu tả trong phim cũng rất lãng mạn và thú vị, cả bất ngờ nữa. Mình tin chắc các bạn LGBT cũng nhìn thấy bản thân của mình trong đó, hoặc những người vẫn còn đang băn khoăn với giới tính của mình cũng sẽ có được nhiều sự đồng cảm hoặc một câu trả lời!
Một phần mà mình cho là đỉnh cao của phim đó chính là NHẠC PHIM. Nhạc phim của Sex Education nó làm mình phát nghẹn vì sự… hợp lý và hài hước. Những bài hát được lắp vào những đoạn làm tình cũng làm người ta cảm thấy vỗ đùi cái đét vì vừa hài vừa hợp. Nhưng những lúc miêu tả tâm trạng nhân vật và cần deep thì nó deep và lắng đọng đến ứa nước mắt. Mình vẫn không thể quên đoạn kết thúc season 2 với ca khúc “On the radio” do Chip Taylor hát.
“Then you take that love you made
And you stick it into
Someone else’s heart
Pumping someone else’s blood”.
Đó là lúc một lần nữa Otis và Maeve lại lỡ mất cơ hội để được đến bên nhau. Tự nhiên nghe tới khúc đó mà mọi cảm xúc cho cả một season nó ùa được về cùng lúc luôn.
Bạn xem xong một bộ phim hùng hục như vậy mà xong chợt nhận ra mình cũng được “giáo dục giới tính” từ lúc nào không biết. Season 3, các nhân vật đã dần lớn lên, nó là season emotional hơn cả, vì đó là lúc những nhân vật sắp bước chân vào đời và khám phá ra được bản thân của chính mình. Sự vô tư sẽ ít dần đi, sự trưởng thành sẽ lớn dần lên. Không biết được rằng sẽ có thể có những seasons tiếp theo không, vì thứ nhất các nhân vật sắp qua giai đoạn học cấp 3, và nữa là diễn viên đang… già nhanh quá (diễn viên Anh diễn hay mà bị mỗi cái dở là già nhanh thôi). Nhưng nếu phim ngừng tại đây, nó đã quá đủ là một bộ phim hay và ấn tượng mà không phải kéo dài quá lâu để duy trì độ hot.
Xem phim người lại nghĩ đến ta. Không biết tới một thế kỷ nào, mình mới được làm những bộ phim như vậy ở nước mình. 0 chỉ là vấn đề kiểm duyệt, quan điểm, nhận thức… mà còn biên kịch, đạo diễn, diễn viên và… tất cả phần còn lại!
Sex Education cũng chưa chắc dành cho tất cả mọi người hay hợp gu với nhiều người. Mỗi người sẽ thích những bộ phim vì những lý do khác nhau. Mình thích vì mọi thứ mình… kể trên và vì tình dục cũng là một thứ mình rất thích, nên có gì mà không được kể và khen nó nhỉ ahihi!

#477: Tiêm vaccine

KỂ CHUYỆN TIÊM VACCINE
Tới giờ là đã gần 36 tiếng sau tiêm vaccine rồi mà không có bất kỳ một phản ứng phụ nào, còn chẳng nhớ là mình được tiêm tay nào luôn í chứ ????. Thế là phải nhắn tin hỏi nhờ bạn là bác sĩ đi hỏi giúp bạn bạn í là bác sĩ chuyên vaccine xem thế là thế nào, tốt hay là xấu. Cũng đấu tranh mãi xem có nên nhắn hỏi anh người yêu cũ đẹp trai đã từng chuyên nghiên cứu vaccines trong phòng lab không để giải tỏa thắc mắc =)).
Cuối cùng được nghe kết luận là không có biểu hiện gì là hoàn toàn bình thường, thậm chí có thể nói là do cơ thể khá tốt, đề kháng vẫn được sản xuất, chẳng qua mỗi người có những biểu hiện khác nhau mà thôi.
Mặc dù mình là một người pro vaccine và từ bé đến lớn là được tiêm đầy đủ vaccines hết, nhưng mà lần này sự thật là mình đã phải rất đấu tranh để xin đăng ký tiêm (bây giờ) hay không bởi vì cơ địa mình có một số sự đặc biệt khó lường, mà vaccine Covid hiện giờ vẫn có thể coi là vẫn đang được developed. Vốn dĩ định ở lì nhà cho tới khi được nghe thấy những số liệu tốt hơn về vaccine thì mới đi tiêm nhưng vì công việc của mình đang dang dở và đặc tính công việc bắt buộc phải travel và tiếp xúc nhiều người, cộng thêm ở nhà có người nhà trên 65 tuổi nên thôi mình quyết định liều đăng ký tiêm. Tới gần ngày được thông báo tới lượt tiêm rồi mà mình vẫn trăn trở đấu tranh dữ dội là nên đi hay không.
Cơ địa mình có một đặc điểm là đề kháng rất mạnh. Từ bé cho tới lớn chưa từng bao giờ bị lây bất kỳ một bệnh truyền nhiễm nào. Những bệnh như cảm cúm, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, viêm gan B… là (trộm vía) chưa bao giờ bị dính hay lây từ ai. Có những lúc toàn bộ cả nhà, hàng xóm, cả lớp học hay tóm lại là bốn xung quanh đều dính một dịch bệnh nào đó, như là cảm cúm với đau mắt đỏ mà chỉ có mỗi mình mình không bị làm sao, cứ thẩn thơ ngồi chơi một mình. Nhớ có lúc chưa đủ 10 tuổi mà cả nhà ốm liểng xiểng có mình mình khỏe phải nấu cơm nhóm than tổ ong cho cả nhà. Mà lúc đấy biết mỗi món rau luộc, trứng luộc, thịt luộc, mẹ ăn vài hôm có ốm lắm cũng phải khỏe lại mà bò dậy nấu món mới ????.
Nhưng đặc biệt cơ địa mình là cơ địa dị ứng. Dị ứng rất khó lường, khi nào vui thì nó dị ứng cho, lúc cùng món đấy thoải mái chả sao cả lúc ăn vài miếng đã sưng xỉa mặt mày. Thậm chí có một kiểu dị ứng lạ đời là không thích ai mà cứ phải tiếp xúc hay nói chuyện lâu với họ là cả người đỏ ngứa hết cả lên =))
Tóm lại là chỉ có tự mình làm mình ốm thôi chứ không ai làm mình ốm được ????. Mà mình thì hay làm mình ốm lắm ????
Trước giờ khi tiêm bất cứ vaccine về chưa bao giờ bị bất cứ một biểu hiện phụ nào cả, nhưng mà khi đi khám tổng quát thì chỉ số kháng thể luôn cực kỳ cao, ví dụ riêng chỉ số kháng thể viêm gan B của mình lần cuối test là cao gấp gần 300 lần so với phạm vi những chỉ số bình thường.
Tuy nhiên vì cơ thể có kháng thể mạnh như thế nên đâm ra lại sợ những loại vaccines hay virus còn mới quá. Vì sẽ dẫn tới 2 trường hợp: Một là không bao giờ sợ bị lây nhiễm, hai là nếu dính thì sẽ rất nguy hiểm, vì cơ thể mà kháng mạnh quá là tự mình giết mình. Nhưng mình đâu biết mình sẽ thế nào, chưa kể vẫn có thể làm carrier nữa, nên thôi vẫn cứ phải tiêm cho yên tâm! Mình cũng có consult một vài bạn bè là bác sĩ nhưng ca mình chắc hơi lạ nên bác sĩ cũng không chắc cái gì cả. Ngày mình đi tiêm là cả nhà mình cũng đau tim lắm!
Nhưng quả thật tới bệnh viện thì sợ hãi thật. Trong bệnh viện có điều hòa, cả trăm người đứng xếp hàng tiêm mà mọi người không ai chịu đứng giãn cách cả, mình có muốn giãn cách người ta cũng 0 giãn cách với mình, đứng xa xa cách hàng tí là bị chen hàng ngay. Xong rồi có đoạn điền giấy tờ thông tin mà có một cái bút chuyền tay nhau hàng chục người, thấy là nổi gai ốc. Lúc xếp hàng thấy đông và hãi quá mình đứng ra ngoài sân giữa nắng nóng 40 độ C vì sợ rin rít người và điều hòa nhưng rồi về sau đứng cả tiếng phát hiện ra không bao giờ… tới lượt, vì từng đoàn người tới tiêm đông như trẩy hội liên tục. Thế là dù không muốn bạn cũng vẫn buộc phải chen lại vào bên trong để chờ được đến lượt tiêm.
Lúc chờ được tiêm thì lâu với giấy tờ thủ tục mà đến lúc vào tiêm thì nhanh tới mức mình thề với các bạn mình 0 biết là mình được tiêm lúc nào luôn. Mình sẽ phải đi một dọc 5 cái bàn, bàn khai báo, bàn khám tim, bàn khám huyết áp, bàn tiêm, bàn theo dõi… Mà nhanh tới mức mình đi qua cái bàn nào là bàn tiêm mình cũng không biết. Mình chỉ nhớ tới một cái bàn có cô y tá chìa cho coi cái xi lanh tiêm và nói cái gì đó nhanh lắm lùng bùng, bảo xắn tay áo lên, vừa xắn lên cô bảo cầm cái bông này dí vào tay rồi chỉ mình sang bàn tiếp theo. Lúc mình lấy bông dí vào tay mình tưởng là đang khử trùng để sang bàn tiếp theo tiêm. Sang bàn tiếp theo thấy cô y tá bảo chị vào hội trường ngồi… theo dõi sau tiêm. Mình bảo: “Ủa… tiêm rồi hả?”. Cả bàn ngẩng mặt lên nhìn mình như thể mình mới rớt từ trên sao Hỏa xuống.
Mọi việc xảy ra nhanh quá đến nỗi vào ngồi trong cái hội trường cả trăm người cũng đang ngồi chờ mình vẫn ngơ ngác không biết đây là đâu và tôi là ai. Mình bỏ cái bông ra xem tay có vết gì không thì chỉ thấy một chấm nhỏ xíu như là có vết máu. Ủa sao tiêm lúc nào vậy má? Tiêm mà không một chút cảm giác gì luôn, thậm chí đâm vào tay lúc nào cũng không biết. Vì quá lo lắng không biết là mình… được tiêm chưa, mình nhờ một người bạn đi tiêm cùng đi ra ngồi gần chỗ cô y tá nọ theo dõi dùm xem có phải cô ấy đang… tiêm thật không hay số mình đen cô ấy trượt mình =)). Và được kết luận là có… tiêm thật, có điều cô ấy là cao thủ võ lâm, tiêm nhanh và gấp 3 lần những y tá khác. Và có vẻ cô đã luyện được thành công Nhất Dương Chỉ vì cô bắn một phát là trúng huyệt và rất nhanh nên anh em võ lâm đều ra đi êm ái và đầy… nghi ngờ lẫn ngơ ngác…
Ngồi hơn 30 phút thấy bà con bắt đầu có người hơi liểng xiểng thì mình còn chẳng nhớ là đã được tiêm… tay bên nào. Lúc được gọi tên ra theo dõi để đi về, mình hỏi y tá là: “Ủa, nếu không thấy có vấn đề gì thì có… bị làm sao không?” Thì y tá gắt: “Chị hỏi chị bị làm sao em còn trả lời được chứ chị nói chị không bị làm sao thì sao em trả lời…?”. Má, chắc đông quá nên dễ giận ghê ????.
Mình có chút paranoid vì tiếp xúc gần người khác nên ôm cái chai xịt disinfectant xịt mù mịt. Trước khi ra khỏi bệnh viện vào nhà vệ sinh rửa tay trắng bóng cả lên.
Về đến nhà, cả nhà ngồi nhìn chằm chằm xem có bị làm sao không. Vào phòng nằm tí mà nhát bố đập cửa, nhát mẹ đập cửa. Mình nghe nói là về nó phải sốt tí, tay chân đau nhức tí thì mới gọi là vaccine hiệu quả. Thế là mình ngoan ngoãn lên giường ngay ngắn nằm đếm đồng hồ… chờ sốt với chờ đau. Xong chờ mãi mà chẳng thấy cái gì!
Trưa xuống nhà, thấy thằng em đứng lấp ló ngay cầu thang hỏi đầy quan tâm: “Rồi, có bị sao không? Có thấy gì không?” Mình bảo chẳng bị làm sao cả. Thấy nó thở phào nhẹ nhõm đầy yêu thương. “Ôi, mừng quá, thế là không phải rửa bát rồi”. Đèo mẹ!
Cũng thở phào vì tiêm vaccine lần này cũng… không có gì thay đổi so với tất cả các lần tiêm vaccines khác trước giờ. Vậy là chứng thực được rằng vaccines cũng ok nhé ????
Thành quả phụ lớn nhất của buổi đi tiêm lần này là tìm được.. bạn sản xuất cho các dự án phim sắp tới của mình. Bữa giờ mình rất vất vả trong việc tìm được một bạn sản xuất hợp cạ và ưng ý, làm được việc. Thế là trong lúc ngồi chờ ở bệnh viện, một bạn hỏi: “Chị có bị dị ứng không?” Mình: “Chị dị ứng nhiều thứ lắm, kể cả người chị 0 thích chị cũng dị ứng, thế còn em?” “Em bị dị ứng thời tiết chị ạ. Nếu trời lạnh là em bị ngứa, cứ có ai… ôm em là em hết”. Và câu chuyện được tiếp tục… sau đó, mình đã tuyển được xong một bạn sản xuất! Mừng dã man ????!
P/S: Mình tiêm Astra nhé, đến ngày tiêm mới biết là được tiêm gì nhưng mình hoàn toàn không quan trọng là được tiêm loại gì đâu, đã quyết tiêm thì tiêm hết đi ????. Mình chỉ cần biết đấy là được… tiêm thật và có thay kim là được ???? (sorry mình bị paranoid chuyện thay kim). Nhớ bữa trước một lần mặc cái bộ bảo hộ vào có một lúc thôi giữa trưa nắng mà mình hoa mày chóng mặt rồi, nữa là những y bác sĩ, tình nguyện viên tuyến đầu phải mặc ngày đêm như vậy. Mình cảm thấy mình rất cần appreciate những gì mình được như bây giờ, mình được tới lượt tiêm là thấy quý lắm rồi! Mình cũng không tranh luận hay quan tâm bất kỳ ai tiêm bằng loại gì, ra sao. Tự mình đủ tri thức và common sense để tìm hiểu và có những kiến thức, quyết định cho bản thân chứ không theo những ý kiến theo trend!
Ảnh: Trên đường từ bệnh viện về, đi qua những con phố Hà Nội ngập nắng và vắng hoe. Nhìn vừa đẹp vừa buồn. Có một bác bơm xe đứng lang thang ven đường, nhìn thương quá, trời này thì làm gì có ai sẽ bơm xe được… nên dừng vội và lục được bao tiền lẻ đưa hết cho bác. Thật những ngày này… đôi lúc không dám nhìn dám nghĩ nữa…
May be an image of road, tree and street

#476: CÂU CHUYỆN CỦA MỘT NGƯỜI NHIỀU CẢM XÚC

CÂU CHUYỆN CỦA MỘT NGƯỜI NHIỀU CẢM XÚC
Vừa sinh nhật xong 11 tuổi thì tớ bước chân sang Mỹ, cũng là lần đầu tiên được đi nước ngoài. Lúc này, trời đang vào những ngày tháng lạnh nhất của mùa đông. Chưa từng bao giờ được nhìn thấy tuyết và cũng chưa từng bao giờ hiểu được cái rét đến tím lịm mọi giác quan của cơ thể đến như vậy.
Bước chân xuống sân bay, trời New York vừa trải qua một cơn bão tuyết nên lúc này mặt đất toàn băng giá, cả thành phố là một chiếc tủ lạnh khổng lồ. Lúc đó tớ thì bé tí tẹo tèo teo, gầy nhẳng, áo khoác và giầy đều mang từ Việt Nam nên chỉ sau 5 phút đứng ngoài trời là chân tay héo khô lại, người run cầm cập và lần đầu tiên trong đời biết tới một cái rét như thế, đến tận bây giờ vẫn hằn sâu vào ký ức không thể nào quên.
Khi đó, đứng trong một cửa hàng tiện lợi trên phố 34 gần nhà. Bên ngoài cửa kính là một cái cây trơ trụi lá chỉ còn toàn cành, nhưng chưa từng bao giờ thấy một cái cây đẹp tới như thế, bởi vì mỗi một cành cây là được bọc bởi một lớp băng trong suốt, nhìn như một cái cây thủy tinh khổng lồ óng ánh. Dưới tán cây là một nhân viên của cửa hàng đang đứng co ro hút thuốc vội vã, làn khói bay lên cao tan nhè nhẹ vào không gian. Tớ đứng ngắm say mê qua lớp cửa kính vì nó quá đẹp. Vẫn còn nhớ bản nhạc đang play lúc đó là: “I wanna know what love is, I wanna feel what love is, I know you can show me”. Âm nhạc, sự chuyển động của khói, cái lạnh của băng giá và cái cây óng ánh tạo ra một cảm xúc xúc động vô cùng khó tả. Một cách rất vô thức và hơi tuyệt vọng, tớ chỉ muốn làm thế nào mà lưu giữ lại được cái vẻ đẹp kỳ diệu như thế, không phải chỉ là nó đẹp, mà muốn lưu giữ được cả những cảm xúc vào giây phút ấy!
Có thể tớ đã không nhận ra nhưng những điều đó cứ xảy ra thường xuyên từ bé cho đến lớn. Hồi bé thì bị mắng mỏ suốt ngày khi cô giáo phê trong sổ đầu bài: “Tâm hồn luôn treo ngược cành cây”. Cái gì cũng có thể khen được, có thể xúc động được và đôi khi… hỏi nhiều câu hỏi quá làm chẳng ai muốn trả lời. Nghe một bản nhạc cũng tưởng tượng ra cả một câu chuyện. Nghe một câu chuyện cũng tưởng tượng ra một bộ phim. Xem một bộ phim luôn muốn được kể lại theo cách của mình. Nhìn một hình ảnh đẹp luôn thấy trái tim rung rinh… Nhưng giờ nhận ra, nó mới chính tạo ra mình ngày hôm nay, đơn giản mình là một con người của rất nhiều cảm xúc. Tử vi cũng bảo: “Cô này số làm nghệ thuật”. Thế cơ đấy!
Và đó là cảm xúc thì cho dù cuộc đời có sắp xếp thế nào, đi qua nhiều trải nghiệm cuối cùng một ngày cũng về đúng với bản chất và con người của mình. Thế rồi một ngày nhận ra mình được làm nghệ sĩ mà nghệ sĩ có chứng chỉ master hẳn hoi ????, cho dù đi học muộn hơn so với những bạn đồng lứa!
Cuộc đời cũng thực sự thay đổi khi lần đầu tiên được mượn một chiếc máy ảnh và bắt đầu khám phá ra hành trình có thể lưu giữ lại những hình ảnh đẹp mình nhìn thấy nó tuyệt diệu như thế nào, nhưng hơn cả, vẫn là lưu giữ được cả cảm xúc lúc đó nữa.
Ngày trước mình vẫn từng nghĩ rằng cần gì phải đi học nhiếp ảnh. Vì lúc tự chụp ảnh mình đã tự chụp ra được những tấm ảnh nhìn thích lắm rồi. Còn bố cục, ánh sáng, màu sắc các thứ, hỏi vài câu các vị tiền bối và tìm hiểu sách báo là được.
Nhưng rồi, mình thấy ảnh đẹp mình chụp được dễ lắm, nhưng mà hình như tới một lúc nào đó, mình không thể đi tiếp được. Kỹ thuật, bố cục, ánh sáng, đề tài… cũng đến thế thôi?
Thế là mình đi học nhiếp ảnh!
Và mình cứ ngỡ đi học nhiếp ảnh thầy sẽ dạy cho mình những thứ như là dùng cái máy thế nào, iso là gì, shutter speed là gì, aperture là gì, depth of field là gì… nhưng KHÔNG. Thầy bảo những thứ đó, sẽ tự học được khi practice. Cái mình cần học, đó là khai phá những cảm xúc của mình và cách truyền tải được ra những cảm xúc ấy cho người khác!
Buổi học thứ hai có một bài tập là, mỗi người sẽ mang đến lớp một tác phẩm nhiếp ảnh mình vừa chụp, sau đó in ra rồi treo lên tường, không ghi tên gì hết. Cả lớp sẽ cùng đứng coi và note ra tấm ảnh họ thích nhất, cùng lý do vì sao? Sẽ có một hai tấm ảnh được ưa thích nhất, sẽ có mỗi người thích một tấm ảnh cụ thể. Và đó cũng là lúc tớ nhận ra được thế giới kỳ diệu của cảm xúc, rằng không phải cứ một tấm ảnh bố cục nhìn rất chuẩn, ánh sáng rất nét, tương phản rất kỹ thuật, người mẫu rất xinh… mới là bức ảnh được mọi người thích nhất. Bức ảnh đẹp hay không, còn dựa vào mối liên hệ cá nhân của người xem ảnh với nội dung bức ảnh. Một cô mới làm mẹ sẽ luôn xúc động khi thấy hình ảnh về một đứa trẻ con. Một anh chàng thích xê dịch sẽ luôn thích một tấm ảnh về một cảnh quan xa xôi hay một nền văn hóa mới lạ nào đó, một người đang nhớ nhà sẽ cảm xúc với một tấm ảnh nhòe nhoẹt vào một buổi chiều tà trên một con đường về quê… Và nếu có một bức ảnh được nhiều người thích nhất, nó sẽ luôn có những yếu tố nào đó chạm được nhiều nhất vào những điểm chung của tất cả, có thể là một cái đẹp hoàn hảo với một bố cục tốt, nhưng có thể chỉ là một cảm xúc gợi nhớ tới một tuổi thơ ai cũng đã đi qua…
Thầy bảo: “Ảnh đẹp thì nhiều lắm, nhưng ảnh có cảm xúc chạm được và làm người xem nhớ lâu không có nhiều đâu…”
Một thế giới đã được mở ra, tớ đã unlock được thế giới rộng lớn không bao giờ hết của nhiếp ảnh, đó là không phải ở những yếu tố kỹ thuật hay đề tài nữa, đó là thế giới của cảm xúc. Và từ lúc đấy, nhiếp ảnh đã đi theo cuộc đời tớ tới tận bây giờ, mà chưa bao giờ cảm thấy ngán hay bế tắc vì cảm xúc lúc nào cũng luôn tự nhiên dâng đầy mỗi lần thấy một điều gì đó, có ngán thì là ngán do… cầm máy nặng thôi ????.
Thầy bảo: “Muốn một tấm ảnh đẹp thì phải tự cảm nhận được nó đẹp đầu tiên đã, hãy cảm nhận bằng chính cảm xúc của mình chứ không phải từ cảm xúc của người khác. Mình phải thấy đẹp trước tiên thì người khác mới thấy đẹp được”. Thế nên nếu ai mà hỏi tớ là: “Làm sao để có được một tấm ảnh đẹp?”. Thường mấy khi tớ không biết trả lời như thế nào! Đôi khi cả 10 người tụm chung vào chụp một góc nào đó, tớ cũng không bao giờ tham gia, tớ thích khám phá những thứ người khác không thấy được! Cái gì tớ cũng có thể thấy đẹp được, đến nỗi bạn tớ đi với tớ nhiều và bảo: “Giờ thấy cái cột điện nó cũng đẹp nữa”
Một tài năng nữa của một người làm nghệ thuật nói chung và của một người chụp ảnh nói riêng, đó là biết truyền tải được cảm xúc mình cảm nhận được sang cho người khác thông qua tác phẩm của mình. Đó là một điều cực khó và không có sách vở hay ai dạy được cho bạn ngoài chính cảm xúc và kinh nghiệm của bạn dẫn dắt. Những bức ảnh thành công đều nằm ở chính yếu tố này!
Thế nên để hỏi làm thế nào để có một bức ảnh đẹp? Thật khó trả lời, máy móc đắt đỏ có thể giúp cho bạn một phần về kỹ thuật để ví dụ có thể giúp cho bạn chụp được nhanh hơn, hình ảnh sắc nét hơn, độ xóa font tốt hơn nhưng chắc chắn nó không giúp bạn cảm nhận được thế nào là đẹp hay thế nào là cảm xúc nếu tự trong bạn không có khả năng ấy. Nếu bạn có cảm xúc và yêu cái đẹp bằng những cảm nhận riêng của mình, bạn có thể chụp cả đời không bao giờ chán và có thể chụp bằng bất cứ chiếc máy nào. Chắc là có nhiều chiếc máy ảnh xịn đang bị vất xó lắm đấy!
Nghệ thuật là đam mê mà, mà đam mê lại phải đến từ cảm xúc chứ!
Mặc dù được đi học cả ảnh và phim một cách bài bản. Nhưng tớ là người rất ít khi thích nói chuyện và bàn chuyện kỹ thuật cho dù ai nói kỹ thuật sai hay đúng thế nào là tớ cũng biết hết đấy ????. Nhưng với tớ kỹ thuật không phải là đề tài hấp dẫn, cảm xúc là thế giới tớ nhiều năng lượng và thích khám phá hơn. Và một trong những lý do tớ bị biased với chuyện hay nói kỹ thuật là… mấy người thích nói nhiều chuyện về kỹ thuật và những điều cao siêu thấy phần lớn tác phẩm của họ đều… xấu thật ahihi! Ngược lại, một số filmmakers rất high profile tớ được hân hạnh biết và quen, họ làm toàn những tác phẩm lớn nhưng mà chẳng mấy khi và bao giờ thấy họ nói về một vấn đề kỹ thuật nào, nhưng thỉnh thoảng nói chuyện bầu cử hơi nhiều nên cũng hơi mệt thôi ahahaha!
Vì tớ rất open với khái niệm “đẹp” nên với tớ một tấm ảnh đẹp không cứ là đến từ một cái tên có tiếng, ở những kỹ thuật chặt chẽ, hay tớ sẽ khuyên người này hay người kia “nên” thế nào là đẹp. Tớ có thể thấy một tấm ảnh đẹp ở bất kỳ đâu, của bất kỳ ai chụp, bằng bất cứ phương tiện máy móc gì và về bất cứ đề tài gì. Người khác không thấy đẹp tớ vẫn có thể thấy đẹp. Và tớ cũng tôn trọng cảm xúc của mỗi người khi họ chụp một tấm ảnh hay viết một tản văn. Nếu những thứ họ làm khiến họ có nhiều cảm xúc và họ thấy đẹp với chính cảm xúc của họ, thế là điều thành công nhất với ý nghĩa của “nghệ thuật” rồi! Đôi lúc mình làm là để cho mình cơ mà, đâu phải cứ là để vừa lòng thiên hạ? (À trừ khi đem đi bán thì nó khác ????).
Trong các kỹ năng tớ hay sử dụng là viết, chụp và quay phim. Thì có viết là thứ duy nhất tớ không được học kỹ haha. Cấp II, cấp III hầu như tớ không có học văn ở Việt Nam nên ngay cả những gì tớ viết đều là bản năng. Vì cảm xúc của tớ nhiều nên tớ viết cũng nhiều và… dài. Nhưng tớ luôn làm vì đó là cảm xúc của tớ đầu tiên! Tớ cũng là người của hai ngôn ngữ nên đôi lúc viết cũng bản năng và lộn xộn vì tư duy Anh Việt hơi lẫn lộn. Nhưng được cái là tớ ít khi sai chính tả (thanks to hồi cấp 1 được học Trưng Vương các thầy cô luyện rất kỹ và có mẹ là cảnh sát chính tả canh chừng ????).
Cấp II, cấp III hầu như không học văn thế mà sau viết blog lại có cuốn sách với ngôn chữ lả tả Anh Việt lẫn lộn vậy mà lại thành bestselling. Nhưng feedback tớ nhận được phần lớn không phải là ở kỹ năng ngôn từ của tớ, mà là cảm xúc của câu chuyện. Có lẽ đó là yếu tố khiến nó được gây chú ý tới như vậy chứ tớ… chưa bao giờ là một nhà văn nhé ????. Mà hú hồn nên từ hồi đó đến giờ chưa dám viết thêm cuốn nào ????. Nếu có cuốn nữa thì chỉ là khi tớ có cảm xúc, chứ tớ không thấy hot mà phải vội vàng ăn theo bất cứ cái gì!
Bây giờ là lúc tớ vận dụng tất cả các kỹ năng cảm xúc của mình để làm phim. Làm phim cần nhiều kỹ năng tổng hợp hơn nhiều là chỉ chụp một bức ảnh hay viết một câu chuyện. Cảm xúc, kỹ thuật, kinh nghiệm, sự may mắn, sự kiên trì… đó phải là một hành trình rất dài!
Tớ không biết là khi nào thì mình mới thành công và người ta mới biết đến đạo diễn Hà Kin, nhưng mà tớ cũng chẳng vội vàng gì. Vì hành trình để bơi lội và khám phá, sáng tạo trong cái thế giới cảm xúc của mình mới là điều thú vị nhất. “It’s not the destination but it’s the journey that matters”. 5 năm, 10 năm… cũng được. Cảm xúc là của mình, nên mình cứ tận hưởng thôi!
Và tớ sẽ có tiếp những câu chuyện về những cảm xúc với phim của mình trong tương lai ????
P/S: Bài này là còn chưa nhắc tới âm nhạc đó vì nếu không… dài quá. Âm nhạc cũng là một phần cảm xúc cực lớn với tớ. Mà để… viết bài khác nhé ahihi!
“I wanna know what love is
I want you to show me
I wanna feel what love is
I know you can show me”
Ảnh: Mái tóc bông xù của nàng thơ của tớ. Đi học hay đi đâu cũng bị bạn bè, người xung quanh chê là đội cả vườn ngô trên đầu, cứ phải quấn lại và luôn xấu hổ với mái tóc của mình cho đến khi tớ bảo: “Không, chị thấy mái tóc của em đẹp lắm, để chị chụp cho em xem”. Và thế là một phần của thế giới đều thấy rằng, mái tóc ấy đẹp làm sao!

#403: Kể cho tôi nghe những câu chuyện tình yêu…

Sau này nếu làm đám cưới, mặc dù chưa mường tượng ra mình sẽ chụp ảnh như thế nào nhưng chắc chắn là với kinh nghiệm đi chụp ảnh các cặp đôi cùng sự quan sát, kinh nghiệm và ý tưởng của tớ. Những bộ ảnh của tớ với chú rể sẽ không chỉ là đẹp, mà sẽ là những câu chuyện cả trong lẫn…bên lề về những khoảnh khắc tình yêu của tớ và chú rể đẹp trai. Và những khoảnh khắc ấy chắc chắn sẽ ngập tràn cả… Read More

Read More

#389: Mưa, gió lạnh và nến thơm

  Lần đầu tiên được cái cảm giác lạnh này ở giữa đất Sài Gòn vào một đêm đầu tháng 11 Tớ đang ở trong một căn gác nhỏ có một chiếc cửa sổ kéo rèm xanh. Rèm kéo ra là cơn gió lạnh ùa vào. Ban ngày, cánh cửa vọng lại tiếng nói của những hàng xóm người Hoa, cảm giác đúng tựa như đang ở giữa đất Hong Kong vậy. Có một điều rất kỳ lạ và dễ thương như thế này. Hôm nay khi đi làm về… Read More

Read More

#387: Europe trip 2011 – Vượt qua thử thách – 5. Những sự giúp đỡ 0 ngờ

Trời Barcelona về chiều ngày vẫn nắng nguyên và sẽ chắc phải nắng cho tới 9, 10h tối. Trời nắng và tớ quá đói và mệt, nặng nhọc lê lết mà lại không dám kêu anh chàng nọ dừng lại cho tớ nghỉ tí. Lúc cứu cánh tớ là lúc anh này đứng…sững lại để nghĩ về đường xá. Thế là tớ ngồi cái rầm ra vỉa hè, chân tay xoạc ra, đầu gục xuống cái vali, nhắm mắt lại…10 s. Công nhận là kỳ diệu, chỉ có tí tẹo… Read More

Read More