Posts in Bình luận

#575: “Fast car”: Lái xe đi hay ở lại và sẽ chết mòn thế này?

“Fast car” của Tracy Chapman là một trong những bài hát mình thích nhất khi nghe on road. Sẽ thú vị thế này: Khi ngày hôm qua mình viết bài review về một bộ phim tài liệu về một chàng trai Nepal sinh ra ở trên những nơi tận cùng của thế giới, nơi để đưa cậu và các em tới được thành phố, bố cậu đã phải mất một tháng vác chúng trên giỏ và gánh băng qua những dãy núi trùng điệp. Hành trình ấy hoàn toàn bằng đôi chân với một vài chú lừa. Một tháng để đưa con tới thành phố chữa bệnh và cho con được một chút giáo dục. Bố mẹ cậu yêu thương cậu vô ngàn nhưng khát khao được thoát khỏi hoàn cảnh để được khám phá bản thân, đi ra thế giới của cậu nó lớn lao như những đại ngàn nơi bố mẹ và ngôi nhà của cậu chỉ bé lọt thỏm ở giữa.

“Fast car” của Tracy Chapman có khát khao tương tự, đó là được thoát khỏi gia đình, thoát khỏi hiện trạng ngột ngạt của hiện tại, bước ra một vùng đất mới, với những ước mơ rất đơn giản như là chỉ cần “một công việc”, một sự tự do là mình để hiểu được ý nghĩa của việc “được sống”. Nhưng những ước mơ ấy lại ngập tràn những sự bế tắc.

Bài hát là một điển hình của những số phận của những người Mỹ nghèo (cụ thể ở đây là hoàn cảnh của một gia đình người da đen). Họ bị luẩn quẩn trong những cơn nghiện rượu, ma túy, thuốc giảm đau, sự phân biệt chủng tộc và tầng lớp xã hội. Những vùng quê nghèo ở bất cứ nơi đâu dù là nước Mỹ giàu nhất thế giới hay nơi tận cùng của dãy núi Himalayas cũng đều giống nhau ở sự đói nghèo, bế tắc và những ước mơ dữ dội của những đứa trẻ muốn được sống một cuộc sống đủ đầy mà chúng mơ ước. Đủ đầy không chỉ là chuyện vật chất, nó còn là kiến thức, sự tự do và có khi đơn giản chỉ là được thấy ánh đèn của thành phố.

Cậu trai Nepal trong “The only son” muốn được làm rất nhiều điều thật lớn và đi hẳn tới những quốc gia, vùng miền khác. Con đường đi từ nhà cậu ra được thành phố, tới sân bay là núi non thung lũng trập trùng. Nhưng qua được những dãy núi ấy, cậu biết đâu sẽ làm một người nổi tiếng và có một vài tác phẩm để đời. Còn “Fast car” của Tracy chỉ đơn giản là muốn vượt qua được biên giới bang để tới một thành phố khác, chẳng cần phải đi quá xa. Đường đi của cô gái trong Fast car lại quá đơn giản và bằng phẳng, cần một cái xe ô tô “đủ nhanh” là sẽ thoát khỏi được hiện tại. Chiếc ô tô ấy chỉ cần là một chiếc xe cũ thôi, nhưng nó chở bao nhiêu là ước mơ về sự giải thoát, được yêu và được sống như “một người bình thường”. Con đường đi theo đúng nghĩa đen của Tracy bằng phẳng và đơn giản hơn rất nhiều con đường đi của chàng trai Nepal. Nhân vật của Tracy cũng sống ở đất nước giàu có nhất thế giới, còn chàng trai thì lại ở một trong những nơi nghèo nhất thế giới. Cả hai rất giống mà khác nhau. Một con đường bằng phẳng, một con đường là chỉ có dốc cao vực sâu nhưng hai con đường ấy đều khó đi như nhau. Giấc mơ của chàng trai là thành một người đi ra thế giới và muốn làm điều gì đó lớn lao nhưng giấc mơ của Tracy chỉ cần được “làm 1 người bình thường với 1 công việc tử tế”. Nếu bố mẹ của cậu chàng yêu thương chàng hết mình nhưng vẫn sống trong sự cổ hủ và đói nghèo truyền thống thì người bố của Tracy lại là một ông nghiện rượu, mẹ thì bỏ đi. Hai bố mẹ hoàn toàn khác nhau nhưng chúng đều đau khổ vì không thể bỏ được họ để ra đi, nhưng nếu ở lại chúng cũng sẽ chết dần chét mòn. Cả hai đều muốn thoát khỏi gia đình, đều muốn được sống là mình và những khát vọng của họ đều mãnh liệt như nhau, những nỗi đau khổ cũng giống y nhau.

Điều thú vị được thể hiện rõ nhất ở bộ phim và bài hát đó là cách kể chuyện về cùng một vấn đề trong những hoàn cảnh khác nhau về địa lý (dù cách kể chuyện bằng hình thức khác nhau), và cho thấy cùng một vấn đề nhưng trong những nền văn hóa khác nhau chúng vẫn giống nhau tới lạ kỳ, những quy luật cuộc sống và khát khao cơ bản của mỗi người lúc nào cũng vẫn luôn là thế. Những bài hát, những cuốn phim này đều là những câu chuyện cuộc sống thật nhẹ nhàng, mà ý nghĩa, với mình thì chúng là “food for mind”.

Mình rất mê những nghệ sĩ như Tracy Chapman. Đây là những con người mà âm nhạc và tư duy kể chuyện bằng âm nhạc đã có từ trong máu từ khi họ sinh ra. Những tác phẩm của họ đều chính là những câu chuyện và trải nghiệm sống của chính họ. Chúng vô cùng sâu sắc, nhiều triết lý cuộc sống được ẩn giấu trong những câu chữ rất nhẹ nhàng và những câu chuyện rất đời. Một câu hát tiếng đàn họ cất lên đều tự nhiên như hơi thở. Những nghệ sĩ như Tracy Chapman, Jewel, Bob Seger (và nhiều nhiều lắm) đều có những xuất thân cực nghèo khó và đến từ những nơi ngập tràn rượu và ma túy. Nhưng tài năng thì một khi đã trổ thì vượt lên cấp toàn thế giới, họ thậm chí có khi một ngày còn chẳng được đi học một nốt nhạc. Âm nhạc cũng toàn những câu chuyện và tâm tư cuộc sống rất đời thường, chẳng cần phải trưng trổ bất cứ kỹ thuật gì cao siêu, vì chỉ cần họ cất tiếng là không có ai có thể bắt chước được họ và vẫn đến được với sự đồng cảm với bất cứ khán thính giả nào trên trái đất này. Mà cái này, chỉ có thể là sinh ra có từ trong máu, và số phận được ông trời ban tặng. 8 tuổi Tracy đã biết sáng tác rồi cho dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Số đã nổi tiếng, đã tài giỏi thì con đường dù khó khăn đến mấy như những dãy núi Himalayas hay chỉ có một chiếc ô tô quá cũ nhưng sẽ vẫn “đủ nhanh” để vượt lên highways đi ra thế giới.

À mà nếu để ý thì mấy nghệ sĩ này hầu như chả có cái scandals gì, họ sống vững chắc trong lòng người hâm mộ dù năm tháng có qua đi bao nhiêu lâu!

A Tracy Chapman fan! Love you, Tracy!

#writingformyself

#571: Someone had to go in

“Some one had to go in”

Xem và đọc tư liệu về thảm họa Chernobyl thấy thật là khủng khiếp. Có lẽ vì chuyện xảy ra quá lâu và nó ở quá xa mình nên khi nhắc đến nó người ta cũng không nghĩ gì nhiều, hoặc giả sử cũng biết nó rất là kinh khủng cũng không thể cảm được cái sự kinh khủng đấy nó như thế nào.

Cảm giác xem những tư liệu về Chernobyl như ở trong một cái phim kinh dị kiểu X-files, những sự hy sinh của con người trong đó quá tàn khốc và hậu quả nó để lại tới giờ vẫn bị bưng bít và không thể nào thống kê nổi.

Ngày 26/4/1986. Nhà máy hạt nhân Chernobyl ở phía bắc Ukraine, gần thành phố Pripyat (lúc này vẫn thuộc Liên bang Soviet) đã bất ngờ phát nổ do lỗi điều hành của kỹ thuật viên. Điều đáng sợ là ngay cả những người làm việc trực tiếp với hạt nhân, các chuyên gia và cả chính phủ cũng chưa hiểu hết và lường hết được hậu quả của lượng phóng xạ gây tác hại tới con người. Thế nên ngay khi thảm họa nổ ra, các thành phố sống xung quanh cách nhà máy điện vài km, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường không có sự báo động. Các nhân viên cứu hỏa, nhân viên y tế đầu tiên tới cứu nạn hiện trường cũng không có trang phục bảo hộ. Theo thống kê, thảm họa Chernobyl gây hậu quả phóng xạ gấp 400 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima.

Câu nói ám ảnh nhất của một vị tướng phụ trách chiến dịch cứu nạn Chernobyl là: “Someone had to go in”. Tức là biết chắc đi vào đó để dập nóng và ngăn chặn phóng xạ là chắc chắn sẽ bị nhiễm xạ và đi vào cửa tử nhưng người ta buộc vẫn phải vào. Hàng ngàn thợ mỏ đã đào hầm ngày đêm để tiếp cận được lõi trong của nhà máy mà không thể dùng bất cứ bảo hộ gì, vì họ cũng không thể thở khi dưới hầm, và họ phải ăn và uống những chai nước nhiễm phóng xạ. Ước tính sau này 1/4 trong số hàng ngàn thợ mỏ đó đã chết trước tuổi 40 và số còn lại thì chết dần chết mòn và không thể có gia đình toàn vẹn. Còn lại là hàng ngàn người lính, các chuyên gia, các nhà khoa học, hơn 600 phi công đã được điều tới và buộc phải expose bản thân ra lượng phóng xạ ở mức cả triệu lần cho phép để tìm cách dập nhiệt, ngăn không cho phóng xạ bay xa và hơn cả là để tránh cho một trận nổ hạt nhân thứ hai xảy ra, một trận nổ mà như ước tính có thể quét đi một nửa châu Âu. “Someone had to go in”. Thời này chưa có A.I và robot công nghệ cao nên không thể dùng chúng để làm những công việc thủ công mà vẫn bắt buộc con người phải làm. Một số robot cũng đã được sử dụng nhưng chỉ tới ngày thứ 2 là chính máy móc cũng phải chịu thua trước phóng xạ, và chỉ có thể là con người phải bước vào.

Chắc không thể tính nổi đã bao nhiêu trí thức, nhân tài, mạng sống con người buộc phải “go in” để giải quyết một trong những thảm họa “man-made” kinh khủng nhất của nhân loại này. Có những người buộc phải vào tận lõi của những cột chứa phóng xạ để dập nhiệt, mỗi một giây họ ở đó là một vài năm cuộc đời của họ bị rút ngắn lại. Nhờ có họ mà thế giới đã ngăn được trận nổ phóng xạ thứ hai, ước tính độ phóng xạ sẽ gấp hàng nghìn lần hai quả bom ở Hiroshima và Nagasaki.

Thật đáng buồn là những vị anh hùng ấy ít ai nhớ được tên tuổi, ít ai được biết tới hay thậm chí cả sau này khi chết dần chết mòn vì nhiễm xạ họ cũng không có được những chế độ phúc lợi xã hội tử tế. Họ cũng không thể được công khai ca ngợi vì những số liệu và thông tin của Chernobyl sẽ luôn bị giấu nhẹm. Hậu quả thực sự và số lượng người bị nhiễm xạ, chết vì ung thư và các hậu quả từ sự cố này sẽ không bao giờ có một con số công khai hay thậm chí được nghiên cứu tử tế.

Người ta nói rằng để quay lại Chernobyl và có thể sinh sống bình thường trở lại thì phải mất ít nhất một vài chục nghìn năm nữa. Mỗi năm lớp phóng xạ lại ngấm thêm vài cm vào lòng đất, giờ nếu muốn biến chỗ này thành miền đất sống thì chỉ có bóc hết mấy chục cm lớp đất bề mặt của toàn bộ nơi này, cộng thêm vài trăm năm để cải tổ lại đất đai và môi trường thì may ra mới có thể trở lại. Đương nhiên điều đó là không tưởng.

Nhưng có một điều kỳ diệu kinh khủng khiếp. Chernobyl là biểu tượng vĩ đại về sức sống mãnh liệt của thiên nhiên. Đó là trong khi con người vẫn chờ vài chục nghìn năm để được quay trở lại (mà khả năng là con người bị tiêu diệt trước đó rồi), thì thiên nhiên đã quay trở lại, chỉ 30 năm sau thảm họa. Cỏ cây đã tươi tốt, những loài vật hoang dã đã xuất hiện. Có lẽ hy vọng nơi này một vài trăm năm nữa sẽ là những khu rừng nguyên sinh vì con người 0 thể tới. Thế nên dù con người có phá hoại thế nào thì trái đất sẽ luôn ở đây, thiên nhiên sẽ luôn quay trở lại, chỉ có con người là tự hại mình và hại chính môi trường sống của mình. Rừng có thể bị chặt hết, cá dưới biển bị bắt hết, nhưng rồi bão lũ thiên tai sẽ tràn về cuốn hết con người đi. Và khi không còn con người, thiên nhiên sẽ quay trở lại nhanh hơn bao giờ hết! Nên mọi ý định tiêu diệt thiên nhiên chỉ là mình tự diệt mình thôi chứ thiên nhiên và trái đất sẽ luôn ở đây!

À nhắc tới vụ Chernobyl lại nhớ ra hồi mình bé tí bập bõm đọc báo An ninh thế giới, có series ly kỳ về những loài chuột đột biến do bị nhiễm xạ mà to nặng tới 20kg. Mà viết ly kỳ hấp dẫn lắm luôn, làm cháu nó hóng chờ mỗi tuần báo ra đọc ngấu đọc nghiến. Rồi sau này cháu nó lớn lên cháu nó mới biết tổ sư bố series biên dịch từ loạt báo lá cải nào đó từ đất nước Trung Hoa xa xôi, tin sái mẹ nó hết cả cổ, đèo mẹ :)).

Fact: On 4 May 1986, just a few days after the initial disaster, mechanical engineer Alexei Ananenko, senior engineer Valeri Bespalov and shift supervisor Boris Baranov stepped forward to undertake a mission that many considered to be suicide.

#567: Chuyện unfriend…

Chuyện unfriend í…

(Cảnh báo: Bài viết có dùng mấy từ bậy nhớ, đừng sợ nhớ)

Kinh nhỉ, có một nghìn lý do vì sao người ta unfriend nhau. Lý do tớ bị unfriend nhiều nhất là vì…ảnh, trong đó mấu chốt vấn đề là mình chụp hình cưới hay cá nhân mà trúng phải thằng/con người yêu cũ hay kẻ thù/người không ưa của các bạn í, thế là mình bị unfriend. Rồi thậm chí có bạn sau một đêm phê thuốc (thuốc gì không biết), hôm sau ngủ dậy tự nhiên coi hình mình chụp một cái cột thấy bực mình unfriend. Có bạn thấy Hà Kin tự hay khen Hà Kin đẹp cũng unfriend. Có bạn thấy mình hay văng đéo hay cứt (từ ưa thích) cũng cảm thấy phạm thuần phong mỹ tục cũng unfriend…nói chung nhiều lắm, đấy là những lý do mình biết còn không biết chắc là nhiều :D. (Mà phần lớn là chả quen các bạn, do từ thủa xưa accept từa lưa thôi)

Chỉ có điều là í…unfriend xong thì thôi đây lại cứ đi xin add lại và lý do unfriend rất gây choáng váng. Ví dụ có một chị bạn mình quen, chị cũng rất nice cho dù tính hơi moody, hay nôm na là đồng bóng. Hồi đó chị đau khổ quằn quại vì phát hiện ra bạn thân và chồng chị tòm tem với nhau, chị đăng ký chụp bộ hình thật sexy để giải sầu. Rồi hai chị em đi uống café, chị kể câu chuyện đau đớn của chị, cứ một câu chi tiết câu chuyện là chị sẽ thêm vào các loại động từ và danh từ mạnh như là Địt mẹ, thằng mặt lồn, con mặt buồi…Cũng thông cảm cho nỗi đau lòng của chị nhưng mà chị nói hăng hái quá, mà hôm đó chụp trời nắng tớ lại say nắng, tớ nghe được lụp bụp câu có câu không, chỉ có mấy câu chửi bậy là rõ ràng. Thế xong chị đang kể dở thì có điện thoại, chị lấy điện thoại ra nghe rồi chị quay lại tớ, chị hỏi: “Chị kể tới đâu rồi í em nhỉ?”

Tớ ngước cái mặt say nắng đỏ gay gắt và đôi tai lùng bùng lên thều thào: “Dạ chị dừng ở chỗ “Địt mẹ” ạ.

Ấy thế mà…về nhà chị unfriend tớ lúc nào không hay. Mà tớ cũng mãi không biết nguyên nhân. Chỉ khi một năm sau chị xin add lại kèm theo message: “Add lại chị nhé, lúc đó chị giận em quá, vì em cứ như đùa cợt chị. Nhưng nghĩ lại cũng thấy chị con nít thật, chả hiểu sao thế mà lại giận được nữa. Thôi cho qua nhé, chị cũng tìm được tình yêu mới rồi, chị cũng đã cho qua hết…”.

Nhưng mà Kin sợ chị quá nên không dám add lại, thấy kiểu con nít như chị là hơi bị kinh đấy, con nít kiểu vậy mà có thằng anh rể nào dám đấm là đm xác định ngày hôm sau thằng đấy chỉ có đi buôn chuối. Mà mới có một năm chưa chắc chị…kịp lớn nên thôi đợi chị lớn rồi add lại. Thật cũng có muốn nói với chị rằng đâu chị em có đùa cái đéo gì đâu, em đang say nắng và em nghe được đúng tới đó thì em thật thà em nói đúng như thế thôi mà…đấy thế nên đời rất không biết đằng nào mà lần í các bạn.
Nói chung các bạn muốn unfriend thì un đi, đừng như cái bạn kia unfriend xong đòi add lại xong đổ là tớ đi unfriend bạn í. Tớ á thề 0 rảnh đi unfriend ai, mở cái friendlist lên đã hoa mày chóng mặt rồi, chỉ đứa nào lòi ra trên newsfeed khen ăn thịt chó ngon, xây cáp treo và resorts là phát triển kinh tế hay nói lời vô cảm vô đạo đức thì tớ quét ngay, gì chứ đụng đúng chủ đề tớ cũng đồng bóng lắm đấy. Mà fb tớ (cá nhân) í giờ đã ở chế độ không add lại được nữa, chỉ có tớ đi add người khác thôi. Mà á, đã remove nhau rồi á, cứt í đây add lại nhớ!

Trước giờ, tớ chỉ buồn duy nhất khi bị unfriend là người yêu cũ lai Nhật đẹp trai của tớ. Ôi không có nỗi đau lòng nào từ ngày chơi mạng xã hội bằng việc một ngày nhận ra anh đã đéo làm bạn từ thủa nào. Ai unfriend cũng được nhưng sao lại là anh hả anh? Sau khi buồn vđ cả mấy năm trời, một ngày quyết định add lại anh, không nói lời nào. Bố cứ add đấy làm gì nhau? Thế quái nào anh cũng accept vội. Fb anh bây giờ ảnh avatar là ảnh anh và bạn gái. Tổ sư nhìn ghét đéo chịu được nhưng mà phải add lại bằng được để chống mắt #xemduocbaolau, nhưng mà có vẻ bọn nó hơi bị lâu rồi đấy, chắc chốt tới nơi =)).

Có những nỗi buồn như nỗi buồn dại trai nó mới đau lòng thôi í…còn unfriend á, không buồn lắm đâu :D. Quái gì phải nghĩ hở các bạn?

#565: Hollywood – đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Hollywood – đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Mới khi nào đó là mảnh đất mơ ước, là chân lý của bao nhiêu thế hệ những người làm phim. Thậm chí ngay khi mình đi học về phim những năm trước chưa xa, việc làm phim để tới được Hollywood là sự cao nhất của sự nghiệp vẫn là cái đích lớn nhất.

Thế mà nhanh quá, chỉ tới bây giờ đó dần không còn là chân lý nữa, người ta có thể làm phim ở bất kỳ nơi nào, ở bất kỳ đâu, cứ được tiếng vang và có khán giả mà không cần phải gắn mác là từ Hollywood nữa. Bản thân những người làm phim ở đất Hollywood cũng đi tìm những mảnh đất mới và chuyển ra khỏi vùng đất cạnh tranh khốc liệt và đầy đắt đỏ này. Những giải thưởng cực kỳ danh giá của các liên quan phim lớn, thậm chí là Oscar, cũng ngày càng đi xuống chất lượng về các tiêu chí, khi nó dần bị chi phối bởi những yếu tố của thời đại mới, như là political correct, giới tính, chủng tộc, tôn giáo… đôi khi giờ như là một miếng bánh cần được chia đều cho hòa cả làng.

Điều đó cũng hơi buồn, tuy rằng làm phim ngày càng dễ dàng hơn nhưng cũng đồng nghĩa với việc chất lượng phim cũng ngày càng dễ dãi hơn. Công nghệ can thiệp quá nhiều vào phần làm phim và nội dung. Chắc chờ một sự kỳ công và thâm thúy kiểu Forest Gump không biết tới khi nào nữa nhỉ?. Hollywood giờ không còn là điểm đến duy nhất khiến ai cũng muốn và người ta trầm trồ nữa, nhưng thế lại cũng chán, cảm thấy bớt đi một cái đích lớn để phấn đấu ahihi!

Có một điều đặc biệt khi tới LA – thủ phủ của Hollywood, đó là ai đến đây cũng mang theo những ước mơ rất lớn – ước mơ trở thành một ngôi sao thế giới, ước mơ trở thành một người thật giàu có chỉ sau một đêm. Ước mơ thì rất nhiều, ngôi sao lớn thì không thể nhiều nên đã có không biết bao nhiêu giấc mơ vụn vỡ, không biết bao nhiêu lời hứa hẹn chỉ là cạm bẫy, không biết bao nhiêu cuộc đời bị lụi tàn. Cư dân nơi đây cũng đặc biệt hơn rất nhiều nơi khác.
Mặt bằng chung những mối quan hệ chân thành, lâu dài ít hơn nhiều những vùng đất khác, vì mảnh đất này phần lớn là để cho người mới đến rồi lại ra đi.

Nhưng nó cũng có nhiều điều đáng sống hơn nhiều chỗ khác, đó cũng là nơi làm động lực cho rất nhiều sự quyết tâm, ý chí, tham vọng, quyết tâm được khẳng định mình hay được một lần chạm tới một giấc mơ mà ở nơi khác, có khi họ không bao giờ có cơ hội!
Hollywood – mảnh đất của những điều xa hoa, nổi tiếng, phù phiếm, nhưng cũng là mảnh đất của tội phạm, lừa lọc. Là nơi để đạt được giấc mơ xa vời nhưng cũng là nơi vùi dập ước mơ, là nơi có thể đưa con người lên tận đỉnh cao danh vọng nhưng cũng là nơi chôn vùi một kiếp sống xuống bùn đen. Là nơi của những người giàu có nhất nhì thế giới nhưng cũng là nơi nổi tiếng với những con phố dài của người vô gia cư bần cùng của xã hội.

Và tất cả những con người này, có lúc đều từng ngồi chung một cái ghế đá ở một cái công viên nào đó trên Đại lộ của Những Giấc Mơ Tan Vỡ, vào một buổi trưa hè…

#takemyhandgowithme

#555: KHÔNG THỂ GIÚP ĐƯỢC!

KHÔNG THỂ GIÚP ĐƯỢC!
 
Có một sự thật rất đáng buồn thế này. Có những người rất nghèo, rất tội, chúng ta rất muốn giúp. Nhưng thật sự… không thể giúp được, không có cách nào giúp được!
 
Thực sự cuộc sống này cũng rất thiếu công bằng và nhiều người cũng rất ác, vô tâm. Nhưng người tốt, tử tế cũng rất là nhiều. Người thực lòng cũng rất là nhiều. Nhưng không phải lúc nào muốn giúp mà cũng giúp được.
 
Bây giờ ta chỉ nói về cái nghèo. Có những hoàn cảnh rất tội, nhiều người đều không thể cầm lòng để tìm cách giúp đỡ được họ. Nhưng rồi một lúc họ nhận ra: phải như thế nào mà họ cũng mãi nghèo mãi khổ như thế? Đành rằng vì hoàn cảnh kém may mắn, vì thất học, vì cuộc đời xô đẩy. Nhưng thật sự rất nhiều người không có ý chí để vươn lên, để quyết tâm thay đổi, để biết chấp nhận giúp đỡ, còn thiếu thật thà, hay tự ái vặt… Ta không trách họ vì họ như vậy, vì nếu họ sinh ra đã bị cuộc đời rèn luyện ra như vậy và không có truyền thống về ý chí, sự lanh lẹ từ gốc, tư duy đã không thể phát triển thì việc họ thành vậy là đương nhiên. Ta chỉ biết buồn và thốt lên rằng ta không thể giúp, không cách nào giúp được cả. Đôi lúc thấy tội vậy đó mà đành phải bất lực! Có những sự giúp đỡ cần phải chung tay của cả xã hội, chính quyền. Nhưng cái sự chung tay đó nó hơi bị hoang đường trong thời đại này!
 
Mà những đối tượng này, giúp bằng tiền là cách giúp hại họ nhanh nhất. Tiền bao nhiêu cũng sẽ tiêu trong chốc lát, làm những điều lãng phí, ngắn hạn, sa đà. Dù nhìn họ tội lắm đấy, nhưng có khi cầm cục tiền là đi mua thuốc, mua rượu, mua xe, mua đồ… Tiêu hết xong lại đói, con lại vẫn nheo nhóc, lại vẫn vòng luẩn quẩn của nghèo và đói. Mà bắt cho đi học, đi làm 2 ngày là đã lại chán, lại bỏ. Sáng vừa khuyên quyết tâm tu chí, đi làm, chiều đã lại lết trên bàn nhậu!
 
Hôm bữa xem Superstore, có chi tiết hôm đó cả siêu thị gần Noel thuê thêm người làm việc vụ mùa vì đông khách. Ông quản lý quyết định thuê người thông qua một chương trình gọi là: “The last chance”, thuê những người đang muốn “làm lại cuộc đời”, những người đã từng vấp ngã, nghiện ngập, cần được cơ hội tái hòa nhập với cộng đồng và mong cộng đồng đón nhận. Jonah – Anh chàng nhân viên ở siêu thị không biết họ được thuê từ chương trình đó nên chơi một trò cá cược với bạn đồng nghiệp để xem mấy người làm vụ mùa đó ai bị đuổi việc nhanh nhất. Là vì những người đó làm việc cũng quá tệ. Thế rồi cũng đuổi được một người, Jonah thắng được $200. Đang hỉ hả thì mới biết người vừa bị đuổi là ở chương trình “the last chance”, đây vốn là cơ hội cuối cho họ được lao động và làm việc tử tế. Jonah hối hận quá bèn chạy theo cái người bị đuổi, thấy anh ta đói khát nhếch nhác ngồi buồn thiu trong cái xe rách. Jonah thương quá và quyết định đưa toàn bộ $200 thắng cuộc cho người này. Jonah nhẹ người, nở nụ cười hạnh phúc khi quay lưng đi. Nhưng rồi Jonah nghe được đoạn điện thoại của anh chàng kia đang gọi cho ai đó: “Này mày, $200 thì mua được bao nhiêu đá để đập nhỉ?” (ma túy đá). Jonah chỉ biết thở dài, lẳng lặng bước tiếp.
 
Một đoạn phim vậy thôi mà nói lên cả một hiện tượng day dứt của xã hội. Có bạn nào xem bộ tài liệu “The first and the last”, nói về ngày đầu tiên và ngày cuối cùng của những người bị bắt vào trại tạm giam. Ngày đầu tiên bị bắt là muôn hình vạn trạng các loại tội, phần lớn là đánh nhau, lừa đảo, gây rối, nhiều nhất là sở hữu ma túy…. Ai vào đây ngày đầu cũng hoang mang, sợ hãi, hốt hoảng, thề sống thề chết tôi sai lầm, tôi hối hận quá, thật kinh khủng, tôi phải tu chí để ra nhanh. Rồi ngày cuối, ai cũng đã học được bài học của mình, ai cũng thấu hiểu tội lỗi của mình, ai cũng quyết tâm làm lại từ đầu. Nhưng rồi chỉ một thời gian sau, họ đã lại quay trở lại trại. Có người ra vào đến cả hàng chục lần. Xem đoạn một người đàn ông nghiện rượu đã mấy chục năm của cuộc đời, chỉ sống bằng rượu, lang thang đầu đường xó chợ, xin từng đồng để uống rượu, nhếch nhác, thê thảm. Ra vào trại tạm giam như nhà riêng. Phỏng vấn ngày cuối ông ta ở trong trại, quả thật một cuộc đời cay đắng. Tuy rằng họ nghiện rượu, tệ hại, nhưng hoàn cảnh họ được sinh ra quá tồi tệ, sâu thẳm trong mỗi con người ấy vẫn luôn khao khát được làm một “người bình thường”, được sống đàng hoàng tử tế. Họ luôn có cái suy nghĩ quyết tâm đó ở trong đầu nhưng đương nhiên họ không thể nào làm được. Bản chất lại đưa họ về với nghiện ngập, với đầu đường xó chợ, sống một cuộc đời đói khát như vậy cho tới chết.
 
Ở Los Angeles: Dịch ra chính là “thành phố của những thiên thần”, cả một vùng downtown sang trọng của một trong những thành phố giàu có xa hoa nhất nước Mỹ là la liệt người vô gia cư, nhiều như trại tập trung. Nhìn họ thê thảm làm sao, đói khát, rách nát, ngơ ngẩn, không thể nào kìm lòng. Nhưng mà họ là những người mà “không thể ai giúp được”. Không phải chính phủ không cho họ chỗ ăn, chỗ ở. Nếu đói thì chẳng thế nào mà đói được, nếu rét quá lạnh quá cần vẫn có shelter, thậm chí bệnh tật vẫn có thể được khám. Nhưng sao họ vẫn lang thang khổ sở như vậy? Là vì có cho họ chỗ ăn họ cũng chưa chắc thích, có cho họ chỗ ở họ cũng chưa chắc chịu ở. Họ cũng 0 thích bị kìm kẹp, nghe lời. Rất rất nhiều những con người ấy bị bệnh tâm thần, bị tàn phá bởi ma túy. Có yêu thương, giúp đỡ cỡ nào rồi thì họ cũng bỏ trốn về sống với thế giới tệ hại đó của họ mà thôi!
 
Gần đây nhất cũng có thêm phim “The hatchet wielding hitchhiker” nói về Kai, một anh chàng vô gia cư lang thang bỗng nhiên nổi tiếng vì dám dũng cảm lao vào cầm rìu bổ một người đàn ông da trắng đang đánh đập phụ nữ và một người da đen vì ông này phân biệt chủng tộc. Bỗng chốc anh ta nổi tiếng khắp nước Mỹ, các tv shows, dân mạng cuồng lên muốn truy tìm anh này, muốn giúp đỡ, thương yêu, thậm chí cho cơ hội thành triệu phú luôn. Nhưng cơ hội đến là thế, cuối cùng Kai vẫn chỉ thích là một kẻ lang thang, đầu đường cuối chợ, nghiện ngập, vẫn cư xử nhiều hành động khiến nản lòng người muốn giúp đỡ và thương yêu mình. Cuối cùng cái kết là trở thành một kẻ giết người và vào tù cho đến hết đời. Và người ta xong cũng nhận ra, Kai vốn dĩ là một người bị tự kỷ tăng động, nhưng lại không xuất phát từ một gia đình được giáo dục tử tế, được yêu thương, nên có muốn giúp cỡ nào, thì cũng sẽ vẫn là một cái kết cục như vậy thôi!
 
Có rất nhiều lý do khiến những con người này bị “self-damaged”: nguồn gốc không may mắn, sự nghiện ngập, sự thiếu ý chí, sự bị bạo hành khiến tâm sinh lý tổn thương, sự thiếu giáo dục dẫn tới thiếu hiểu biết, sự tự ái, sự mất lòng tin với xã hội, sự lười biếng…. rất nhiều. Nên đôi lúc thấy tội khủng khiếp, còn nghĩ rằng sao cả xã hội lại không giúp đỡ họ như thế, nhưng đến khi chính bạn muốn giúp, bạn mới hiểu là thì ra giúp không có được!
 
Hôm qua chia sẻ với các bạn về hiện tượng tâm lý của người tài giỏi, rất giàu mà không có lương tâm. Hôm nay lại là bài chia sẻ về người rất nghèo rất khổ, nhưng không phải muốn giúp tử tế mà dễ dàng. Để các bạn thêm đồng cảm, thêm hiểu về rất nhiều số phận quanh mình. Mọi thứ quanh mình không phải lúc nào cũng là trắng và đen. Giỏi thì nghĩa là tốt, khổ thì có thể giúp. Không đơn giản là thế!
 
Làm từ thiện mà tử tế và đúng cách thì cực kỳ khó, và phải rất kiên nhẫn, rất hiểu biết, thậm chí có lúc phải dùng biện pháp mạnh mới may ra có hy vọng cứu được. Còn làm từ thiện, giúp mà sai cách, sai đối tượng, thì sẽ khiến cho hậu quả tệ hại gấp trăm lần là không giúp. Trong các loại giúp đỡ cho những đối tượng này, giúp bằng tiền là loại giúp dễ nhất nhưng dễ gây hại nhiều nhất!
 
Và cũng nên hiểu một điều rằng. Có những điều ở cuộc đời này, rất tội, rất buồn, nhưng chúng ta đành chấp nhận cũng không thể làm gì mà giúp được!
 
Ảnh: Kai của “The hatchet wielding hitchhiker”

#535: TÀI GIỎI LÀ MỘT MÓN QUÀ HAY LÀ MỘT LỜI NGUYỀN?

TÀI GIỎI LÀ MỘT MÓN QUÀ HAY LÀ MỘT LỜI NGUYỀN?
Người ta hay nói, trong tù có 2 loại đối tượng này là nhiều nhất: Loại dốt, ngu, ác và loại rất giỏi, rất tài năng, nhưng cũng rất… ngu và ác! Đặc biệt, hai loại đối tượng này đều ở mức độ “extreme”, tức là vượt ra ngoài tiêu chuẩn của những người “bình thường”.
Loại một có lẽ không cần phải nói nhiều. Cái nghèo cái dốt, cái ngu cái ác là điều tạo ra tội phạm là đã quá rõ ràng. Nhưng điều đôi khi mọi người không nghĩ tới là có những con người rất thông minh, rất tài năng, nhưng không có nghĩa là tài năng và trí thông minh của họ sẽ chỉ để dùng cho những việc đáng tự hào, việc đàng hoàng, giúp ích cho cuộc đời. Mà rất tiếc lại sử dụng những tài năng của họ vào việc lừa lọc, dối trá, bất chấp. Và vì họ có tài năng và trí thông minh nên những gì họ tạo dựng và lừa dối được đều ở mức độ rất cao. Không tài giỏi sao được khi có thể lừa được tiền bạc nhiều như núi. Không giỏi thì sao làm thủ lĩnh của bao nhiêu con người, công trình, không giỏi sao có thể một mình tấn công, chơi đùa với cả một hệ thống pháp luật, xã hội…
Nhưng có một điểm rất khó hiểu về những đối tượng này là họ tuy tài giỏi như vậy nhưng lại không biết được điểm dừng cho những tội ác của mình. Đây có thể coi là một loại bệnh tâm lý chứ không còn thuộc về trí tuệ nữa. Chúng ta đều hiểu dù có tài giỏi đến mấy thì làm điều tội lỗi mà không biết dừng thì không thể nào che giấu được mãi mãi. Nhưng không biết vì lý do gì họ không bao giờ cảm thấy là đủ, và sẵn sàng trắng trợn phủi tay khi sự việc đã xong mà coi thường hậu quả. Thực ra những con người này khi đi tấn công những con mồi của mình, nếu là lừa đảo, thường rất tài giỏi trong việc chọn lựa ra đối tượng mà họ cho rằng “rồi sẽ chẳng làm gì được” họ. Cộng thêm sự rất tự tin về khả năng vỏ bọc, sự tài giỏi của mình trong việc luôn đứng trên pháp luật, ai cũng ngu, “không ai khôn bằng mình”. Vụ gần đây rất nổi tiếng mà đều thành phim tài liệu như là “Inventing Anna”, một cô gái bình thường nhưng lại có khả năng lừa lọc được bao nhiêu giới siêu giàu, hay câu chuyện về nữ triệu phú tự thân Theranos Elizabeth Holmes, người có khả năng lừa và gọi vốn hàng chục triệu đô từ các công ty công nghệ hàng đầu cho một công ty ảo có khả năng xét nghiệm từ máu thần tốc. Một công ty hoàn toàn là lừa đảo không một dấu hiệu hoạt động thực sự nhưng vẫn trở thành một hiện tượng trong giới khoa học và số tiền được đầu tư là khổng lồ, là bạn phải biết Theranos tài giỏi đến mức nào. Người ta sẽ thắc mắc là sao nó có thể giấu được mãi, ăn tiền hay đầu tư được mãi mà không thể dừng lại? Đương nhiên rồi thì cũng tới đoạn các chị cũng đi tù và mọi việc vỡ lở. Nhưng vì họ quá tự tin về sự tài giỏi và khả năng của mình đã hại lại chính họ. Và thường cái kết luôn là thế! Đấy chính là cái “ngu” của loại người này!
Tiếng Việt mình hay có cụm từ “táng tận lương tâm” hay “máu lạnh”. Thiếu lương tâm thực chất ra chính là một loại khiếm khuyết trong não bộ chứ không phải là chuyện “muốn là có”. Người có lương tâm thường không thể hiểu được loại đối tượng này. Tiếng Anh có mô tả về 2 loại đối tượng mà dễ gây ra tội ác nhiều nhất, đó là “Sociopath” và “Psychopath”. Mình sẽ làm riêng một bài phân tích về đề tài này. Sociopath và Psyopath đều có điểm chung là làm điều sai không chớp mắt, không thấy lương tâm cắn rứt, dù người thân nhất, yêu thương mình nhất cũng sẵn sàng lừa, giết, hãm hại. Người nghèo nhất khổ nhất ngoài đường cũng sẵn sàng cướp của họ. Điều khác biệt lớn nhất giữa 2 đối tượng này là sociopath thì còn biết điều mình làm là sai và nhiều là do hoàn cảnh xô đẩy, còn psychopath thì sẽ là dã man nhất, hoàn toàn không có lương tâm nào, nó là do sự khiếm khuyết trong não bộ, là một loại khiếm khuyết tâm lý bẩm sinh và có mang tính chất di truyền. Socio và Psycho lại đều rất giỏi trong khả năng đóng kịch, điều khiển tâm lý người khác, cực giỏi là khác, lại cũng rất thông minh nữa. Mà biết đấy, đã giỏi, đã thông minh, đóng kịch giỏi mà lại không có lương tâm nữa, thì đó là loại đối tượng nguy hiểm nhất của cuộc sống, vì bọn nó có thể làm tất cả những điều kinh khủng nhất mà không sợ hãi, không bị cắn rứt. Bạn cũng đừng hy vọng họ có lương tâm mặc dù họ diễn hay y như có. Họ cũng không thể ăn năn hối cải, vì đây đã là khiếm khuyết não bộ. Cái này hoàn toàn là kiến thức khoa học mà các bạn nên biết. Ngoài ra, nó có tính chất di truyền. Nên chuyện cha mẹ, mà con cái cũng táng tận lương tâm là điều rất không đáng ngạc nhiên. Chắc gần đây nhất bạn nghe được về câu chuyện người mẫu Hong Kong Thái Thiên Phượng bị phân xác kinh khủng hơn cả phim kinh dị bởi cả gia đình chồng cũ!
Sociopath và Psychopath có vô cùng nhiều trong xã hội, và hầu như phần lớn dân số không hiểu hết được những con người này hay thậm chí hiểu được chính họ. Họ diễn kịch cũng rất giỏi, họ ở bốn xung quanh chúng ta và đen đủi bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể là nạn nhân của họ. Hai đối tượng này nắm giữ rất nhiều những vị trí lớn trong xã hội, như giới CEO, nghệ sĩ, y khoa, KOLs, bán hàng… họ rất giỏi, rất thông minh, rất tài năng, nhưng luôn ác và bất chấp. Nó có thể không đúng với tất cả mọi người nhưng có một sự thật rằng cuộc sống này muốn thật giàu, vị trí cao, bạn phải ác, phải biết bất chấp và trơ trẽn. Vì đặc thù sự khiếm khuyết về lương tâm nên họ khác biệt với những con người rất tài giỏi mà có tâm thiện là người giỏi và có tâm thường… nghèo hơn rất nhiều 😃, và họ luôn biết có điểm dừng!
Không phải lúc nào sinh ra với một khả năng tài giỏi nào đó, một trí thông minh cũng là một “blessing”, đó đôi khi chính là một sự nguyền rủa: a curse. Nếu bạn nào có xem bộ phim tài liệu Murder Among the Momons, kể về Mark Hofmann, một người Mỹ có khả năng chế tác đồ giả cổ tinh vi tới mức kể cả những nhà khoa học kiểm định hàng đầu của FBI cũng không phân biệt được. Vì quá tài giỏi nên Mark sử dụng khả năng này để lừa đảo, giết người, điều khiển xã hội. Vì ghét đạo Mormons, Mark làm giả ra cả cái Salamander Letter được cho là viết vào năm 1830 bởi Martin Harris, với nội dung do Mark tự tạo ra để khiến cả tôn giáo Mormons thực hành và tin sái cổ, nhưng với Mark thực chất chỉ là một cú chơi khăm cho hệ thống nhà thờ LDS. Mark có tài trong rất nhiều đồ chế tạo và chế tác, đặc biệt ưa thích chế tạo bom. Ông ta đã khiến cho hai người chết vì những quả bom của mình và là một trong những ca nổ bom nổi tiếng nhất nước Mỹ. Việc điều khiển cả một hệ thống xã hội, luật pháp và cả tôn giáo bằng tài năng của mình quá dễ dàng khiến ông tả không thể ngừng được tội lỗi của mình. Những người quen biết Mark đều vô cùng tức giận với Mark khi biết sự thật nhưng đồng thời họ không kìm lòng được trước sự tài năng khủng khiếp của ông ta. Và cũng phải tiếc rẻ khi tài năng ấy không được sử dụng để làm điều tử tế. Bản thân Mark cũng đã vô cùng mệt mỏi với “lời nguyền” mình được nhận, ông ta là một dạng sociopath điển hình. Đến ngay khi vào tù, Mark vẫn tạo ra được những cực phẩm. Cuối cùng, ông ta cũng không chịu nổi chính bản thân mình, Mark đã dùng trí thông minh của mình để tự ngăn lại chính mình, đó là tự nằm đè lên tay mình nhiều ngày liền, để cái tay đó không được lưu thông máu, dẫn tới bị liệt hoặc hoại tử, rồi ông ta sẽ không sử dụng tay của mình để tiếp tục làm điều tội lỗi nữa. Không phải Mark cắn rứt lương tâm hay ăn năn hối cải vì Mark là một sociopath. Đơn giản ông ta đã quá mệt mỏi vì tài năng và sự tham lam của mình chỉ đem lại cho ông ta những cái kết tệ hại về cuối cùng, Dù đã có lúc rất giàu có, rất nhiều sự ảnh hưởng, được trọng vọng nhưng cuối cùng phải mòn hết phần đời còn lại tàn tạ trong ngục tù.
Vậy nên, dù không có lương tâm thì cũng nên nghĩ tới một điểm dừng, nên biết mệt mỏi, vì thế nào thì cái kết cũng rất tệ, thậm chí rất bi thảm, và KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI! Được khen thông minh, tài giỏi, không có nghĩa lúc nào cũng là điều tốt đâu!
Đối tượng này gây ra nhiều tổn hại, lừa lọc, đặc biệt nhắm tới người tử tế, đàng hoàng. Nhưng thực ra một khi đã xác định được bọn nó đúng loại gì, thì cũng không khó để đối phó và tiêu diệt. Tham mãi, lừa mãi, che trời mãi sao mà được! Chạy đằng giời!
Ngu quá cũng khổ, thông minh quá cũng khổ. Cuộc đời này làm người bình thường nhất, không bao giờ đi lừa ai cả, là hạnh phúc nhất đó các bạn biết không?
Ảnh: Mark Hofmann khi bị bắt năm 1985

#530: Review phim Va len thai

Sau khi đã càn quét không còn sót lại 1 bộ phim tài liệu tội phạm nào trên Netflix thì nhận thấy cần phải thay đổi không khí chuyển qua hài hay action gì đó cho đời tươi sáng trở lại. Cái trailer của phim Bridgerton đập vào mặt ngày đêm, chưa kể mấy báo lá cải (mà lại hay đọc mới khổ) suốt ngày quăng mấy bài PR cảnh nóng cảnh nóng, lại còn là cảnh nóng bạo liệt lắm lắm, nghe nói phang nhau rung bàn rung ghế, từ sân ra vườn, từ trên giá sách xuống dưới gầm giường… đã định không xem rồi vì phàm cứ cái gì nó PR thái quá là ghét và coi cái trailer nhạt nhẽo đã 0 muốn xem. Nhưng mà khi đọc được cái câu PR: “là phim xem nhiều nhất nhì trong lịch sử nền tảng phim trực tuyến” thì bốp cái mình bảo: “That’s it, phải xem, không thì đến bao giờ mới làm được phim như thiên hạ? Phải xem thiên hạ nó thích gì chứ” :)). Dù sao thì anh giai nam chính nhìn cũng ngọt nước!
Xong rồi công nhận là xem đến đâu hoang mang đến đấy. Đầu tiên là chờ đợi… cảnh nóng. Kiên nhẫn cần cù xem mẹ nó đến tận tập 5 vẫn 0 thấy quả nào nóng với lạnh, cảm thấy không thể xem được nữa thì một bài báo bật ra (chắc nó đoán được) nói là phải từ tập 5… trở đi mới bắt đầu các cảnh nóng, đèo mẹ thế là lại phải xem tiếp xem nó có đủ nóng bằng nước đun sôi ngâm chân mỗi ngày không (ngày nào cũng đun mà ngày nào cũng bỏng). Rồi càng xem càng hoang mang vì tưởng đang xem một phim truyền hình Hàn Quốc rẻ tiền điển hình chưa xem đã biết kết cục, kết hợp đông tây kim cổ với một chút lãng mạn Kim Dung, một chút lê thê Đài Loan, một chút quằn quại Ấn Độ, khác mỗi cái là lắp mặt da đen da trắng thay vì mặt da vàng cùng vài cảnh quất nhau ngập mông với ngực mà châu Á hèn không dám cho vào phim mà thôi. Rồi một loạt các thông điệp về nữ quyền nam quyền, phong kiến, hủ tục… dày đặc kết hợp, thậm chí cả giới tính, xem chóng hết cả mặt, còn căng hơn cả xem phim tội phạm. Để thể hiện sự công bằng về chủng tộc cho phù hợp với thời đại mới, phim còn nhân ái xen kẽ các màu da từ da đen đến da vàng mặc trang phục quý tộc Anh đi qua đi lại (chứ ai lại làm phim về Anh thế kỷ 18 19 lại chỉ có da trắng mặc đồ quý tộc? =)), y chang kiểu để cho công bằng chủng tộc nên ví dụ làm phim về thời Mãn Thanh sẽ phải cho vài anh Tây trắng Tây đen cạo trọc nửa đầu tết tóc sau lưng đứng rao bán bánh bao đèn lồng cho công chúa hoàng tử chạy qua chạy lại. Có những thứ mấy người hiểu không? Nó là THẦN THÁI, THẦN THÁI, THẦN THÁI, chứ 0 phải vác bộ quần áo lên là thành quý tộc và cho nó công bằng chủng tộc!!!!!!!! Thôi nói chuyện này… trong phim mệt lắm =)). Thời đại của political correct mà :)).
Đấy thế đèo nào mà vẫn xem hết phim để viết bài review đó các bạn =)). Phim tổng hợp mọi hợp chủng quốc, mọi vấn đề thức thời từ nữ quyền tới giới tính, chủng tộc. Cảnh nóng cũng phải interacial sex nó mới hót chứ trắng với trắng ôm nhau nhạt lắm rồi . Plot phim cóp từ miền đông sang miền Tây, từ Busan Hàn Quốc tới Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc, từ Đài Bắc sang Kolkata Ấn Độ, được thể hiện bởi các anh chị từ trắng sứ Anh Quốc tới đen giòn Nigeria. Nhưng là dù thông điệp gì màu da tuýt tiếc plot liếc gì thì tất cả cũng chỉ để dẫn tới cái đích cuối cùng là làm lý do cho cặp nam nữ được phang nhau cho hết cảnh đẹp với ánh sáng trong phim mà thôi. Thế thì 0 cả thế giới xem thì ai xem?
Mà công nhận xem xong nó cũng thư thái tinh thần, nhớ được cái mông bóng nảy của anh Simon, chả phải nghĩ ngợi hay bị paranoid như xem xong phim tội phạm =)) (Mỗi lần xem xong 1 bộ tội phạm là lại đi xuống dưới nhà mở khóa ra để… khóa lại. Khóa xong đi lên trên gác đóng từng cái chốt, chốt chán lại đi 1 vòng… chốt lại =)). Đêm lên giường mở security camera nhìn chằm chằm =)).
Tôi hứa là ai mà rủ tôi làm mấy cái phim như thế này là… tôi đi làm liền =)). Cả thế giới xem gu nó đã tới thế này cơ mà ? Netflix mà thuê tôi vị trí gì tôi nhận hết, kể cả là việc nằm rạp dưới chân giường giữ cho chân giường không lung lay khi diễn cảnh quật nhau cũng ok luôn, hứa sẽ giữ thật chặt, hoặc thích nhất là việc mỗi lần xong 1 shot cảnh nóng lấy cái khăn tắm nhào tới đắp cho nam chính chẳng hạn.
Xem phim và thích là một chuyện, làm phim lại là chuyện khác nhé, ok? =))
Happy Valentine mọi người, xem ngay đi cho nó lãng mạn :))

#525: Răng vổ đấy thì sao?

Răng vẩu đấy, thì sao? Hôm nay chị đanh đá nhớ
Thế kỷ 21, văn minh lịch sự rồi nhưng mà chắc vì là thế hệ con cháu cáp treo nên có nhiều kiểu ăn nói uồi ôi lắm nhớ.
Để chị nói nhé, chị đặc biệt đặc biệt dị ứng với những thể loại lôi những điều chưa hoàn thiện hoặc những “khuyết điểm” (thì coi là thế đi) bẩm sinh/không may của người khác ra như là một tội lỗi hay là một sự mạt sát khinh bỉ. Đặc biệt, chị cực kỳ dị ứng với những thằng nào con nào dè bỉu người khác là “con răng vổ”, “thằng vổ” hay là làm trò cười, chuyện hài châm biếm sự vổ. Mỗi lần nghe vậy, là chị sưng vều cả mặt và ngứa hết cả mắt (dị ứng là có thật)
Nói các cháu cáp treo nghe, nhà chị, họ hàng, ông bà, bố, em và cả bản thân chị cũng răng vổ. Đó là bẩm sinh, là di truyền. Từ bé chị phải nghe cảnh cả người lớn lẫn xung quanh chị lôi cái chuyện đó ra như một sự khinh bỉ và làm trò cười, như là tội gì lớn lao lắm. Có mấy thằng trẻ con gào lên Con răng vổ, gào chết cha chết mẹ, gào như thể không nói chị răng vổ thì đêm về cái mụn ở đít nó sẽ mọc to hơn hay sáng mai bố mẹ nó không cho nó đi cáp treo không bằng í. Thậm chí chị còn nhớ, đến cả một tờ báo dành cho tuổi teen nổi tiếng nhất một thời như là báo HHT cũng từng có một vài lần trong phần “truyện cười” về việc thắc mắc Hai người mà “bị” răng vổ thì hôn nhau kiểu gì nhỉ? Đéo hiểu cái đó thì buồn cười kiểu gì, nhét cho thêm tí muối iot vào lắc não chắc câu chuyện sẽ đậm đà trí tuệ hơn (thì vì vẫn có rất nhiều đứa nó cười và nó tự định trong não bộ bọn nó rằng đó là một chuyện thật buồn cười). Để chị nói cho nghe, răng vổ vẫn hôn bình thường nhé, có đẻ con dù vổ theo bố mẹ thì vẫn ngoan và tài ví dụ như chị đây này. Răng chị vổ nhà chị nghèo mà chị đi vòng quanh thế giới này rồi, học được bao điều mới lạ, gặp được bao nhiêu người tuyệt vời trong khi răng thẳng mà vẫn ngồi trong cái lỗ giữa nhà cào phím đòi xây cáp treo, giải cứu thế giới và nức nở chuyện người khác “bị” răng vổ.
Răng vổ mà sạch sẽ đàng hoàng đương nhiên là hơn nhiều cái bọn tự cho là răng thẳng răng đẹp mà bốc mùi và lười đánh răng cũng như thích lôi người khác ra dè bỉu xỉa xói. Đúng là xấu là một cái tội, nhưng cùng lắm là “tội” xấu mà không biết làm mình đẹp chứ mà cái loại luôn nghĩ mình đẹp hơn người khác và chê bai dè bỉu người khác thì mới là tội lớn, vì xấu bên ngoài còn cải thiện được, chứ xấu bên trong thì khó thọc vào ngoáy cho nó lọc đục lắm.
Chị là người đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục trẻ em. Những đứa trẻ con nó văn minh hay không chính là ở bố mẹ và cách bố mẹ nó bảo vệ chúng khỏi môi trường xung quanh. Ví dụ có rất nhiều nơi văn minh chị đi qua, người lớn mà nói bất cứ chuyện gì, kể dù là một chuyện có thật về việc không hài lòng một ai đó, cũng phải nhìn trước ngó sau xem trẻ con có bên cạnh hay không, tránh đưa những ý niệm, sự phân biệt chủ quan, sự dè bỉu chủ quan ảnh hưởng tới suy nghĩ của trẻ nhỏ. Ngược lại, dạy cho bọn nó biết rằng mọi loài vật trên trần gian này, kể cả người (vâng kể cả người vì không phải người nào nhìn cũng thấy đáng yêu dễ thương luôn như động vật đâu) đều có tình yêu thương, dù cao thấp lớn bé, dù màu sắc gì, đều có những vẻ đẹp riêng và nhân cách của họ mới làm nên vẻ đẹp của họ. Con chơi với một người bạn, không vì bạn ấy giàu, bạn ấy không vổ, không lùn, không béo, không phải da đen, không phải châu Á, mà vì bạn ấy không bắt nạt con, cùng chơi với con rất vui và biết đưa cho con một cái khăn giấy khi con khóc.
Chị cũng quyết dạy con chị như vậy. Chị vổ chắc con chị cũng vổ thôi, có khi làm người tốt cũng bị bắt nạt khổ lắm nhưng mà nó văn minh đàng hoàng đời nó sẽ gặp và được cho lại gấp nhiều hơn vạn những lời chê bai dè bỉu hay sự lừa lọc, ghen tị. Chị cứ suy từ đời chị mà ra!
Chị rất sợ cảnh trẻ con quê nhà, khôn ngoan, mồm loa mép giả, bé tí tẹo cũng đã biết chê con nhà khác “lùn” với “vổ”, và cả “nghèo”, đơn giản vì bố mẹ cô dì chú bác xung quanh nó bô bô chê bai bỉ bôi, tất cả những điều đó đều đang dạy lại chúng bằng những cách rất vô thức và trở thành những ý niệm từ trong tiềm thức. Nên lớn lên chúng sống bằng sự phân biệt và tự cho rằng người ta không “đẹp” bằng mình thì là người ta có tội. Cái đó nó gọi là “vô học”. Mà vô học không có nghĩa đen sì là học hết cấp III hay đại học gì đâu nhé. Đầy bác tiến sĩ giáo sư mà cũng vẫn mở mồm ra như vậy mà. Vì có cả những thế hệ (bao gồm bây giờ) đang được nuôi dạy theo những cách “vô học” như vậy. Muốn thiên hạ thấy phông văn hóa của mình thì cứ mở mồm ra là sẽ hiện ra thôi. Có nhiều thành phần thế hệ cáp treo tuy rõ là vô học nhưng mà ai mà bóc ra là phủ nhận, nhảy đong đỏng lên như vừa phải ngồi phải cái ghế nhọn trong lúc mụn ở mông lại đang sưng to. Sống thế càng vào thế kỷ mới càng nguy hiểm, vì văn minh mỗi ngày một lên, cuộc sống cũng thêm phức tạp, có bữa tưởng thế là hay gặp phải người không kiềm chế nó đánh cho sml ra đấy! Rồi ra đời, có cơ hội được ra nơi tân tiến, cuộc đời sẽ dạy cho cái gì mới làm nên vẻ đẹp một con người, cũng phải nhục nhã vài phen mới thành người được!
Thôi hôm nay chị nói vậy thôi, chị ví dụ chuyện vổ vì chị vổ, chứ cái gì tương tự thế cũng đúng hết. Bài sau chị sẽ quay lại chuyện cáp treo (cũng sẽ rất đanh đá).
Tổ sư thỉnh thoảng chị đanh đá thế thôi, chứ bình thường chị rất…bình thường. Chị cũng rất thích từ Đéo nên đừng ai ý kiến và vấn đề ngôn ngữ của chị ở đây! (Còn nếu muốn bàn về chuyện có văn hóa trong việc nói bậy thì chị sẽ có một bài thảo luận riêng với các chú!)
Thế thôi, thế hôm nay mọi người ăn gì đấy?

#524: Nhân dịp xem mấy phim Việt đầu năm

Nói chung để nhận xét về phim Việt thì mình nên xét nó hay hay dở dựa trên mặt bằng và trình độ phim Việt chứ nếu so sánh với các nền điện ảnh phát triển thì có lẽ cũng không fair lắm, vì để xét phim đó hay hay dở cũng còn phụ thuộc vào trình độ của cả một nền công nghiệp phim, nền kiểm duyệt phim, budget và có một điều quan trọng mà mọi người hay quên mất đó là gu và trình độ thưởng thức của khán giả. Mà khán giả thì lại rất nhiều đối tượng khác nhau. Đối tượng trí thức, đối tượng lao động, đối tượng trẻ tuổi học sinh sinh viên… Mà nói gì thì nói cả mấy điều kiện trên chúng ta đều chưa đồng đều và đều chưa ở mức độ cao so với những nơi có nền điện ảnh phát triển. Nhưng xét cho cùng, làm ra một bộ phim mà có khán giả và khán giả ủng hộ thì đó là một tác phẩm thành công rồi.

Người làm phim cũng thế, có nhiều đối tượng khác nhau. Có người chỉ thích làm phim kiếm nhiều tiền được là vui, có người thích phim phải thỏa mãn được cái tôi nghệ thuật và sáng tác của mình, có người muốn tác phẩm của mình phải vươn ra khỏi biên giới Việt dù chưa chắc trong nước đã có khán giả… nên khen chê một tác phẩm, đôi lúc cũng còn xem một bộ phim đó được làm ra vì mục đích gì và đối tượng khán giả nhắm tới là ai.

Có một điều mình nhận ra ở đa phần những phim Việt mình đã xem đó là việc kể chuyện còn thẳng tuột, thẳng từ hình ảnh, cách kể chuyện tới lời thoại, và cả nhan sắc diễn viên. Buồn là khóc, vui là cười,  chưa biết cách bộc lộ cảm xúc hay tình tiết qua cái cây ngọn cỏ hoặc có làm mà chưa tới. Diễn viên và set design dù có giả khổ giả nghèo thì nhìn thế nào cũng pha ke, có lẽ bị ảnh hưởng bới tư duy clean và set up quá nặng, cũng như thiếu kiến thức và kỹ năng thực tế.

Trong Tết quyết định chỉ xem phim Việt nên ngồi bấm bấm chọn chọn trên Netflix. Sau khi xem trailer và trích đoạn thì chọn xem 3 phim Võ sinh đại chiến, Người Lắng Nghe và 578. Xem xong thì chưa dám xem thêm phim nào nữa, từ từ hồi xem tiếp :D.

Nhận xét thì có phim Người Lắng Nghe là được nhất, Võ sinh đại chiến cũng khá dễ thương còn 578 thì vừa xem vưa khóc :)).

Người Lắng Nghe mình đánh giá cao nhất vì đầu tiên là việc lựa chọn đề tài, đề tài tâm sinh lý psychological xen với thriller chắc chắn không phải dễ kể, cũng là một đề tài mà sự hiểu biết về nó trong xã hội cũng chưa sâu sắc. Casting cũng khá tốt, vì mình thích bạn nữ chính có khuôn mặt và sự diễn xuất nhìn tự nhiên, hợp vai. Không bị lòe loẹt điệu đà phong cách hot girls hoặc plastic như tư duy chọn diễn viên nói chung bây giờ. Chỉ riêng điểm đó mình đã đánh giá cao, thể hiện được sự tinh tế của người làm phim. Nam chính diễn ổn, hợp đôi với nữ chính và tuy giọng bắc nhưng đài từ khá ok. Trước giờ diễn viên bắc bị đài từ rất kém, giọng không được cinematic lại kèm thêm thoại cồng kềnh, xem rất tụt cảm xúc và mệt mỏi. Mà diễn viên thì phải tốt cả ở giọng nói chứ không chỉ ngoại hình, body language. Nên chỉ cần một diễn viên bắc với một đài từ tạm ổn đã thấy sáng sủa cái phim lên bao nhiêu :D.

Tuy nhiên, phim bị phần quay và set design không được đẹp. Hình ảnh, ánh sáng, góc quay và bối cảnh bị thô và quá đơn giản, nên xem nhiều đoạn cảm giác như một đoạn truyền hình mì ăn liền chạy nhanh hoặc của mấy bạn sinh viên làm phim kinh phí thấp nhưng vẫn muốn phải “deep” :D.

Phim Võ sinh đại chiến cũng là một phim khá ok, mình cũng thích bạn nữ chính, bạn có một thần thái dễ thương, làm xem phim rất dễ chịu. Đặc biệt có lẽ phim action mà chọn đúng diễn viên biết võ, nên khi xem các chuyển động cơ thể của bạn khi đánh võ hoăc khi nhảy rất đẹp và đã, rất tự nhiên. Tiếc là phim không cho bạn được thể hiện nhiều hơn, xem phim chờ đợi nữ chính có một trận oánh nhau thật hoành tráng mà chẳng có trận nào. Bữa hôm đi xem Thanh Sói, diễn viên mà không phải là con nhà võ xịn đánh nhìn nó pha ke hẳn. Nên nói gì thì nói, phim action cứ phải biết võ xịn, biết cầm súng xịn, xem nó thoải mái cả cái thằng người :D. Nhưng phim Võ sinh đại chiến cũng như rất nhiều phim học đường nhiều năm trở lại đây, là môi trường trường học trong phim nó cứ như ở bên Thái bên Hàn chứ không phải Việt Nam. Phong cách học đường, bối cảnh, trang phục, nhân vật đều chẳng giống sinh viên Việt Nam, học đường Việt Nam, nên xem nó rất xa lạ, cứ như một bộ phim Thái lồng tiếng Việt. Học sinh sinh viên thì già chát. Với phim Võ sinh thì chắc diễn viên còn toàn Việt kiều nên xem nó càng xa lạ. Thề với các bạn là xem xong phim mình mới đi google diễn viên, mà lúc xem thì không ai nói cho mình mình tự nhận ra luôn nam nữ chính đúng chất ở bển về VN đóng phim không thể nhầm được :)). Đôi lúc cảm giác như nam hãy nữ chính sẽ buông ra: “Whatsup, dude” :D.

Ngoài ra, mấy phần đánh nhau, nhất là đoạn đầu, quay handheld mà thấy non tay quá, nhiều đoạn quay đánh nhau mà chưa được ra chất action võ thuật. Đặc biệt phim nói về “võ ta”, nhưng chắc có thể mình không biết nhiều về võ Bình Định nên xem chưa thấy đặc trưng nào của võ ta cả. Nhưng mà mình mê Vovinam lắm, võ Việt mình rất có đặc trưng riêng và xem rất đã mắt. Thích nhất là quả nhảy lên kẹp hết 5 anh. Mình cũng mong một ngày được làm phim về võ Việt, nhưng cái quan trọng nhất phải tôn vinh lên được những nét đặc trưng nhất của võ Việt, cái này mình thấy phim chưa ra được.

Còn phim 578 thì mình phải vừa xem vừa chấm nước mắt. Cũng hơi ngạc nhiên là một phim với kinh phí lớn, kết hợp quốc tế mà nó lại ngây ngô cỡ vậy. Chỉ riêng cái giọng lồng nam chính nghe như giọng quảng cáo bột giặt nước tẩy hay mấy bài thơ nhạt toẹt của “làm hại các vùng đất” đã thấy sự lựa chọn thiếu thực tiễn và thiếu tinh tế của người làm phim. Phim thì lúc cảnh quay rất đẹp rất xịn nhưng có lúc thì màu đổi hẳn sang tông khác, rất amatuer và chỉnh màu thậm chí còn lỗi rất rõ, nó không có sự đồng đều và rất thiếu chuyên nghiệp, cảm giác như chắp vá và làm từ nhiều ekip khác nhau với nhiêu trình độ khác nhau. Nam chính tuy rất đẹp trai nhưng xem lại không cảm được chút tình cảm hay xúc động nào. Chính ra Hen Nie còn diễn tự nhiên, thần thái tốt hơn hẳn dù bạn í còn chưa làm diễn viên chuyên nghiệp. Phim dựng cũng  tủn mủn. Mình chọn xem phim này vì để xem nó được đại diện đi Oscar là thế nào :D.

Còn về phần âm thanh thì cả ba phim đều chưa được tốt, còn thiếu tinh tế, đặc biệt là sự sinh động của âm thanh nền hầu như không có. Nhưng thôi nói về phần âm thanh trong phim Việt nói chung thì phải làm cả đề tài luận văn :))

Các phim này mình cũng không nói nhiều về nội dung và cả cách kể chuyện vì như trên mình đã nói, nội dung chắc nó sẽ có đối tượng phù hợp với nó và đối tượng người làm phim. Mình thấy dở nhưng có người thấy hay, mình thấy hay nhưng có người thấy dở. Và nói thật, để mà phân tích ra thì chắc phải 10 bài này mới đủ, mà phân tích xong thì facebook mình friendlist chắc cũng đi hết nửa dân làm phim =)). Sự thật là giờ đi coi phim Việt về im re, vì chê ra thì mất hết đồng nghiệp, mà khen thì nói thật chưa phim nào cảm thấy phải thực sự buông lời khen, vì khen ra mà không đúng lòng mình hoặc đúng gu của mình, người ta cũng đánh giá mình không phải là một nhà làm phim tốt, gu dở. Mình thì bạn thân bạn quý mấy cũng quyết không buông lời thảo mai =)), tuy nhiên dở thì tốt nhất là im haha. Sau này mình có tác phẩm thì cũng phải nhận khen chê thôi, nhưng ai khen cho chết cũng sợ, mà chê làm tụt tinh thần thì cũng sợ chứ =)). Ngoài ra, có rất nhiều cái dở mình cũng hiểu nó xuất phát từ rất nhiều lý do, chứ không chỉ ở người làm phim!

Mình xem phim hay soi lỗi, không phải để dìm dập, chê bai hay ghen tị với người làm phim khác. Rất đơn giản là mình cần học từ những lỗi đó, mình coi để mình rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Nhiều khi các bạn thấy mình nói về phim mà hay nói về nhược điểm nhiều hơn là ưu điểm là bởi vì mình đang học đó, để sau nếu các bạn có xem phim mình biết đâu bớt được những lỗi đó, để còn dành cho những… lỗi khác =)).

À, nói thêm một ý trở lại đoạn đầu, khi mình nói phim Việt (trọng phạm vi mình xem) chưa biết cách kể chuyện tinh tế và bớt thẳng, cũng không có nghĩa là phải làm theo phong cách “art house” như nhiều phim của các nhà làm phim indie bây giờ, nghĩa là nó cứ phải tăm tối, khó hiểu, thể hiện sự sâu sắc. Vì xem mà không ai hiểu thì không thể gọi là sâu sắc được, xem mà quá trừu tượng và nhồi nhét hình tượng nhiều quá thì chỉ thể hiện sự gồng mình và trình độ chưa tới của người làm phim thôi. Để kể một ý tưởng, một nội dung mà tinh tế. Thì đầu tiên người làm phim phải là người nhạy cảm, nhạy cảm trong gu cảm nhận và trong sự quan sát cuộc sống, chứ chưa tính tới khả năng kể nó ra thế nào để khán giả có thể cảm nhận được y như mình hoặc hiểu được ý của mình. Nói chung mình 0 thích lôi cái mác “nghệ thuật” ra để biện minh cho sự thiếu thuyết phục của tác phẩm!

Thế nên mình mới bảo… làm và xem phim tài liệu nhiều vào =)). Chỉ tài liệu mới cho các bạn cảm nhận chân thành của cuộc sống, để tránh những diễn biến tâm lý ngây ngô, những cái set design giả trân, những câu chuyện vô lý, những lời thoại thiếu thực tế, những đề tài bó hẹp…

Trong bài post này mình cũng 0 nói gì về vụ kiểm duyệt vì mình chưa trải nghiệm. Nhưng mình cũng biết nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc định hình nên chất lượng của cả một nền điện ảnh phim ảnh! Nói chung nhìn phim nói chuyện :)).

P/S: Ở đây mình hay dùng từ “người làm phim” thay cho cụ thể là “đạo diễn”, vì chưa chắc mọi quyết định nào của phim cũng là của đạo diễn.

Tản mạn vui tí, mình quay lại phim tài liệu đây :D.

 

 

 

 

#523: Làm phim, 0 phải cái gì cũng được bịa, nhất là vấn đề văn hóa của một quốc gia!

Nhân vụ một bộ phim Hàn bị tháo gỡ khỏi Netflix vì “xuyên tạc lịch sử”. Mình thấy đúng là dịp để nói lên một vài tâm sự “nho nhỏ”, nhỏ mà có khi nó lại lớn á!

Nói chung, với quan điểm và sự giáo dục của mình và với tư cách cũng là một nhà làm phim. Thì mình nghĩ rằng, “lịch sử” và “văn hóa” của một quốc gia khác là thứ tối kỵ để xuyên tạc, bóp méo (cho dù định nghĩa thế nào là “xuyên tạc, bóp méo” thì có thể phải tranh cãi), nhưng điều gì khiến gây ra sự tổn thương và sự tự ái cho một dân tộc khác, đó là điều không nên làm, và không thể làm! Bây giờ thế giới đã ở thời đại công nghệ và hòa nhập. Mọi thông tin, hình ảnh đều được chia sẻ một cách rất dễ dàng và không còn mang tính giới hạn biên giới. Không còn ở thời phim ảnh được thoải mái tự do “thẩm du” tự sướng như thời Rambo. Mọi thông tin, hình ảnh, sản phẩm văn hóa đều có khả năng lan truyền ra được cả thế giới. Bất cứ sự sai lệch hay bóp méo nào, thậm chí là một câu đùa với một vấn đề nhạy cảm, đều có thể gây ra hậu quả khôn lường vì sự dễ bị kích động của thời đại mạng xã hội, sự lười biếng trong việc chọn lựa thông tin và nghiên cứu của đa phần dân số dùng mạng.

Đành rằng phim ảnh là “bịa”, nhưng không phải cái gì cũng có thể bịa, đặc biệt là ở những đề tài nhạy cảm và dễ gây tổn thương như lịch sử, văn hóa. Bởi vì đó là những thứ thiêng liêng của một dân tộc, cần phải có được sự tôn trọng đàng hoàng từ những quốc gia khác. Cởi trần cởi truồng chửi cha chửi mẹ trong phim mày cũng được, nhưng có những thứ không phải là đề tài để câu khách. Bởi vì không chỉ nó nhạy cảm, nó mang tính gây tự ái, xúc phạm, mà nó còn là sự vô tâm và vô đạo đức.

Cho dù nó chỉ là “một câu thoại” như trong cái phim Hàn nọ ,nhưng nếu bạn từng được đến một ngôi làng nghèo thê thảm với một gia đình Việt Nam mà trong nhà có tới 8 tấm hình trên bàn thờ của một đại gia đình bị sát hại bởi lính Hàn, chắc lúc đó bạn sẽ không có nghĩ tới câu thoại đó chỉ là một câu thoại “vớ vẩn” cho một bộ phim “đang hay mà” của bạn đâu bạn ạ!

Nhiều bạn ngây thơ cho rằng, “đó chỉ là một chi tiết nhỏ”. Nhưng bạn đừng quên rằng, sự xâm chiếm và đô hộ văn hóa nó bắt nguồn từ chính những thứ “nhỏ” như vậy. Có khi chỉ là một câu thoại, một cái kẹp tóc, một kiểu mặc quần áo. Nhưng điều tiếp theo bạn biết là có cả một bộ phận giới trẻ ở một đất nước nọ mặc hanbok lạc quẻ đi chụp ảnh bên cạnh một cái tường, cánh cửa, cây hồng mà vốn dĩ đặc chất của vùng nông thôn với một nền văn hóa hoàn toàn khác! Sự xâm chiếm văn hóa bằng thứ “quyền lực mềm” thế này nó tinh vi tới mức bây giờ cả một phần lớn thế hệ mới bị ảnh hưởng mà chính bản thân họ cũng không biết. Và thế là vô hình trung, tự nhiên có một thế giới mới làm nô lệ văn hóa cho một vài dân tộc!

Nhưng thật sự những bạn trẻ bây giờ cũng không đáng trách, bởi vì chính thế hệ tạo ra họ và giáo dục ra họ cũng đã và đang không làm tốt được việc bảo tồn văn hóa, di sản của chính mình. Trong hành trình quay phim về đề tài văn hóa của mình, tôi đã khá khó khăn trong việc đi tìm lại những giá trị, tư liệu, sản phẩm văn hóa gốc. Không chỉ chúng còn rất ít, hiếm hoi vì không được quan tâm và bảo tồn, hay được bảo tồn đúng cách. Mà thậm chí cả một số người phụ trách làm văn hóa họ cũng không đủ kiến thức và thật tâm trong việc bảo tồn, lưu giữ, tuyên truyền văn hóa dân tộc. Đôi lúc chỉ là đi xin tư liệu, xin thông tin để có thêm nhiều chất liệu tốt cho việc truyền bá văn hóa dân tộc tốt hơn đến giới trẻ và cho bạn bè quốc tế thôi mà cũng là khó khăn, lười biếng, thậm chí tìm cách moi tiền. Những “rừng vàng biển bạc” giờ cũng dần biến hết thành sân golf, resort, cáp treo với những thứ kiến trúc nửa mùa, lai căng rẻ tiền. Trong khi cái kiến trúc gốc của mình thì không biết trân trọng và thấy quý, và không biết rằng với thế giới đó mới là những điều rất đẹp và đặc biệt, là lý do để thế giới phải tới để gặp mình!

Thế thì làm sao mà một thế hệ tiếp theo được giáo dục tốt hơn và để cho chúng được kế thừa một nền văn hóa bền vững và phong phú?

Còn có những thứ vừa mới tranh thủ quay xong mà có khi chỉ sang tuần đã bị biến mất. Nhanh không kịp trở tay.

Khi không có văn hóa/di sản đặc trưng của dân tộc, bạn sẽ là gì giữa thế giới đại đồng này? Khi bạn đi ra thế giới, khi người ta hỏi bạn là người nước nào? Đặc trưng của dân tộc bạn là gì? Không phải đem ra món phở với mặc cái áo dài vào thế là bạn cứ là người Việt Nam. Cái tố chất văn hóa nó phải ở trong thần thái, sự hiểu biết, nó phải khiến người nước khác cảm thấy thú vị, khác biệt, phải “chất”, nó phải khiến họ nhận ra bạn ngay. Mà văn hóa là thứ phải trải dài qua thời gian, qua lịch sử, cái được thấm nhuần vào một con người từ lúc họ sinh ra. Làm sao bạn chẳng cần cứ phải mặc cái áo dài và cái nón lá nhưng khi người ta nhìn thấy bạn là một người Việt, người ta đã nghĩ ngay được tới món phở, những mái đình rêu phong, tiếng đàn bầu thánh thót. Khi không có văn hóa, tự nhiên bạn chẳng là ai, bạn cũng chẳng có cộng đồng, bạn chẳng có định danh dân tộc. Hay tệ hơn bạn lại thành công cụ đi quảng cáo văn hóa cho quốc gia khác. Mà bạn có vô tình hãy hữu ý “quảng cáo” văn hóa cho một quốc gia khác thì bạn cũng đừng quên bạn không bao giờ là một phần của họ, bạn chỉ là nô lệ văn hóa của họ!

Bạn nghe mấy lời này chắc thấy “đao to búa lớn” lắm nhỉ? Nhưng mà nghĩ kỹ thì nó là điều đang xảy ra mỗi ngày mỗi giờ và sờ sờ trước mắt đó. Và không phải bỗng nhiên mà có rất nhiều người con ở phương xa, khi đã đi ra tới thế giới, càng học hỏi và hiểu hơn về sự phong phú của văn hóa, lịch sử, di sản thế giới thì họ lại càng thấy quý, thấy tiếc, vội vàng muốn trở về để thưởng thức, tìm lại và rất nhiều tìm mọi cách để níu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử gốc đang vô cùng mong manh và mất đi mỗi ngày một nhanh như bây giờ. Rất tiếc phần lớn họ đều khá cô đơn trên con đường của mình và những gì họ làm được rất nhỏ lẻ.

Những tâm sự này với các bạn, tất cả đều là sự trải nghiệm của mình đó. Từ tư cách là một người đi sinh sống và học tập ở nước ngoài nhiều năm, một người làm phim đang bỏ rất nhiều tiền của và công sức của mình ra để làm những bộ phim về văn hóa, một người đã đi lang thang và được trải nghiệm với một số nhân chứng lịch sử, âm nhạc, kiến trúc mà tận mắt thấy mọi thứ đang mong manh và mất đi nhanh quá, một người nhìn thấy rõ ràng những sự xâm chiếm văn hóa tràn ngập vào cả một vài thế hệ mới, mà.. cũng không biết làm thế nào, vì mình cũng cô đơn và nhỏ bé, chỉ biết làm tốt nhất những gì trong khả năng, sự hiểu biết và trái tim mình mách bảo mà thôi!

Những câu chuyện này, mình sẽ còn kể nhiều, và mình sẽ kể bằng những bộ phim của mình nữa!

#tâmsựđêmkhuya

Ảnh: Ngôi đình bên cạnh cây Dã Hương 1000 năm tuổi ở Bắc Giang. Cây duy nhất còn lại trên trái đất. Có những điều hiếm quý như thế mà chính người Việt nhiều người cũng không biết.

Còn với mình, đây là kiến trúc dân tộc đẹp nhất thế giới!