#129: Trả lời PV đài RFI: 0 có chuyện ưu tiên sinh con trai

Xóa bài viết

Bạn có muốn xóa entry này không?
magnify

http://stuffem.files.wordpress.com/2007/03/gender_equality.JPG

Có ai còn nhớ, cách đây vừa tròn một năm, cũng mùa này, tháng này, tớ đã từng có một bài phỏng vấn toát mồ hôi hột với đài RFI (đài radio quốc tế của Pháp), vừa toát mồ hôi vừa cười ra nước mắt, vì tớ đã hồn nhiên xưng “mình” và “bạn” với một phát thanh viên kỳ cựu có giọng nói cực kỳ đặc biệt và quen thuộc với rất nhiều lớp thính giả Việt Nam cả trong nước và hải ngoại qua bao nhiêu năm. Và chỉ sau đó mới phát hiện ra “bạn” phóng viên đáng tuổi bác của mình.

Nhưng nhờ vậy mà tớ có một người bạn lớn đáng kính. Bác và tớ vẫn nói chuyện và liên lạc với nhau cả năm qua, tớ khoe cho bác những bức ảnh tớ chụp và bác gửi tớ những lời khuyên cực kỳ tuyệt vời cho những kế hoạch tớ đang liều lĩnh thực hiện.

Và tròn một năm, tớ lại lên RFI một lần nữa, do chính bác phỏng vấn bằng 2 câu hỏi. Tớ đã trả lời và không bị cắt một câu nhé.

Tớ rất thích đề tài này, và đúng là cơ hội để được nói lên những gì mình nghĩ đấy!

Bác làm đề tài này khi nhận được báo cáo là trong vòng 20 năm nữa, tình trạng trai thừa gái thiếu ở Việt Nam ở tới mức khủng hoảng, hiện tại tình trạng đã đang ở mức báo động.

Mọi người nghĩ sao?

Toàn bộ bài báo

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/107/article_1650.asp

Trích nguyên phần của Hà Kin trong bài báo

Tác giả Hà Kin

Tác giả Hà Kin

Tại sao lại phải đặt ưu tiên phải sinh con trai để có người nối dõi ?

Trở lại với chuyện sinh trai hay gái, Hà Kin, tác giả tiểu thuyết “Chuyện tình New York”, từ một tiểu thuyết trên blog được xuất bản thành sách vào hàng ăn khách trong năm 2007 tại Việt Nam cho ý kiến riêng của cô :



“Cho đến bây giờ, mặc dù chưa lập gia đình, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng việc mình sẽ “phải” có mấy đứa con, và sẽ “phải” là con trai hay con gái. Tôi đơn giản chỉ nghĩ rằng tôi sẽ chắc chắn “phải” có con, và chả có lý do gì mà đó sẽ là “phải” trai hay gái.

Tôi có một đứa em trai, mặc dù ông bà vẫn cưng thằng em trai hơn tôi “một tí xíu”, đặc biệt là …bà ngoại, nhưng tính ra điều đó cũng chẳng ảnh hưởng gì quá lớn cả, vì trong nhà, quan trọng nhất là bố mẹ, là những người luôn cực kỳ rõ ràng trong việc “con nào cũng là con”. Nếu tôi mà đã nấu cơm thì em trai sẽ phải rửa bát! Đơn giản là thế, nhưng đơn giản thế mà khiến hai chị em rất hòa thuận và “biết vị trí của mình”.

Bản thân mẹ tôi là con cả trong gia đình, lại là người thành đạt nhất nhà, một mình mẹ học hành, phấn đấu, bươn chải, thành đạt, là niềm tự hào của ông bà và dòng họ. Trong khi tôi nhìn thấy rất nhiều gia đình khác, tới 4,5 đứa con trai trong nhà mà rồi chẳng làm được việc gì ra trò trống, thậm chí còn phá hoại. Vậy con trai với con gái mục đích là để làm gì? Chỉ để có cái họ nối tiếp thôi à? Chỉ một cái họ không thể làm thứ đánh đổi cho tất cả thực tế; sức khỏe và kinh tế của những người phải cố đẻ ra con trai, những con người bị phân biệt đối xử cả cuộc đời. những đứa con bất hiếu….

Những tấm gương, những bài học thực tế và sự giáo dục tốt của bố mẹ, cũng như nhận thức của bản thân đủ để tôi không bao giờ có khái niệm sẽ ưu tiên sinh đứa con trai. Tôi luôn phản đối sự trọng nam khinh nữ, nó là một trong những động lực lớn kìm hãm sự phát triển của xã hội, vì nam hay nữ thì trí tuệ cũng là như nhau, đều có thể đóng góp được những điều có ích cho đất nước. Những gì nam nữ có thể bình đẳng được thì xã hội phải càng nên thúc đẩy và khuyến khích. Tôi sẽ không tốn thời gian, sức khỏe cho cái khái niệm mà tôi cho là quá lạc hậu này. Tôi thích mình có những đứa con thật tự nhiên. Và chắc chắn tôi sẽ lựa chọn một người bạn đời có tư tưởng giống như mình.

Thế còn cái cảnh đứa con trai lớn lên chạy tìm nguời bạn đời có làm cho Hà Kin lo âu hay không ?

Nếu sau này tôi có con trai, và vào phải giai đoạn nam nữ mất cân đối trầm trọng như bây giờ ở Trung Quốc hoặc Ấn Độ, tôi nghĩ rằng mình cũng không phải quá lo lắng cho việc con mình sẽ chạy đi tìm vợ được hay không. Mặc dù tương lại không thể nói trước được điều gì, nhưng những gì tôi có thể nghĩ và cố gắng làm, thay vì ngồi đó lo lắng; đó là nuôi dạy đứa con trai mình thật tốt, có nhân cách tốt, có trình độ tốt, đủ là một thành viên có vị trí và có ích trong xã hội. Và nếu đứa con trai của tôi được như vậy, thì chả có lý do gì nó sẽ không tìm nổi một người vợ cả, và sẽ là một người vợ tốt nữa là đằng khác!”

Mượn lời Hà Kin chúng tôi kết thúc câu chuyện hôm nay và tin chắc một điều là người đàn ông tốt không có lý do gì không tìm được vợ cho dù trong hai mươi năm tới, hậu quả của nạn trai thừa gái thiếu hiện ra rõ ràng thêm

(Visited 7 times, 1 visits today)
Subscribe
Notify of
guest

4 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Truong
Truong
14 years ago

C Ha Kin tra loi hay phết

Ha Kin
Ha Kin
14 years ago

Úi giời, chiện, hihihi

TuanYen Nguyen
TuanYen Nguyen
14 years ago

Hakin, cháu có một ý tưởng rất là phóng khoáng. Bác rất thích bài trả lời của cháu. Trai hay gái đều là con cả.

Ha Kin
Ha Kin
Reply to  TuanYen Nguyen
14 years ago

@Bác Yến: Hihihi, cháu cảm ơn bác, cháu nói trúng ý người nhớn không kìa!!!