#53: Điều thú vị về chiếc áo nịt ngực

Tiếc quá – Bị mất tiêu hết ảnh 🙁

Những điều thú vị hay ho về chiếc áo nịt ngực của chị em phụ nữ chúng ta. Do tớ sưu tầm khắp nơi trên net và biên dịch. Đúng mùa tớ cần mở mang thêm kiến thức mà. Hehe!

Đọc nhé, đảm bảo blog của tớ hay hơn báo điện tử đấy, hehe!

Copyrighted by Hà Kin!

I. Lịch sử Bra

Năm 2500 trước Công nguyên

Những phụ nữ Minoan của đảo Crete (địa danh nổi tiếng hay được nhắc đến trong thần thoại La Mã) đã mặc những chiếc áo nhỏ trông gần giống với áo nịt ngực bây giờ, mục đích nhằm nâng bộ ngực của họ cao lên nhô ra khỏi áo.

Từ 450 trước CN tới 285 sau CN

Phụ nữ Hy Lạp và La Mã cổ đại đã sử dụng những chiếc đai bằng da nịt xung quanh ngực để thu nhỏ vòng ngực của họ lại.

1550’s

Catherine de Médices (vợ của vua Henry II) đã ban hành luật cấm “eo dày”, xuất hiện cụm từ “corset” (ta hay gọi là coóc xê), là một loại áo nịt ngực có luồn dây thép xuống tận eo. Loại áo corset này đã trở thành thứ đồ lót phổ biến nhất trong vòng 350 năm sau.

Ảnh corset


Năm 1850

Các nhà sáng chế Mỹ đã đăng ký phổ biến loại áo nịt ngực hiện đại đầu tiên. Áo corset đã vì thế trở nên lỗi thời.

1860’s

Trào lưu mặc corset quay trở lại. Mục đích mặc áo corset lúc này là để nhằm thu nhỏ vòng eo. Việc mặc áo corset lúc này rất khổ sở, vì áo quá chặt khiến các xương sườn và các nội tạng của rất nhiều phụ nữ bị tổn thương.

Năm 1889

Nhà thiết kế Susan Taylor Converse ra một loại áo lót bọc có lỗ xâu, dây buộc đăng ten và cả ròng rọc lấy tên là “Union Under Flannel”, loại áo này làm bằng len, hai nhà sản xuất George Frost và George Phelps đã đăng ký độc quyền nhãn hiệu.

Năm 1875

Nhà sản xuất áo corset Herminie Cadolle đã sáng tạo ra một loại áo gần giống áo nịt ngực như hiện nay, lấy tên là “Bien-être”, nó trông gần giống như mấy kiểu bộ bikini của hãng Victoria, điểm khác biệt của kiểu corset này với kiểu corset thông thường, đó là thay vì bóp phần dưới xuống để nâng ngực lên thì “bien – être” dùng hai bên vai để kéo ngực cao lên. Mặc dù được sản xuất để thay thế loại corset kia vì lý do sức khỏe nhưng sản phẩm này cũng không được ưa chuộng phổ biến.

Năm 1883.

Marie Tucket đã sáng tạo độc quyền sản phẩm “hỗ trợ ngực”. Mỗi bên ngực có một chiếc “túi” riêng biệt đỡ lấy ngực, có dây đeo vòng qua vai, và có nút đóng mở, đây chính là mẫu áo ngực đầu tiên mà gần nhất với chiếc áo ngực hiện đại bây giờ.

Năm 1907

Tạp chí thời trang nổi tiếng Vogue đã lần đầu tiên sử dụng cụm từ “brassiere”, một từ tiếng Pháp cổ có nghĩa là “khuỷu tay”. Trước đó, những sản phẩm gần giống với áo ngực đều được biết đến với cái tên “soutien-gorge”, có nghĩa đại loại là “hỗ trợ cổ” hay là “hỗ trợ ngực”.

Năm 1912

Cụm từ “brassiere” lần đầu tiên được đưa vào từ điển tiếng Anh Oxford.

Năm 1913

Mary Phelps Jacob, cảm thấy không hài lòng với ý tưởng lúc nào cũng phải mặc một chiếc corset vừa chật vừa nặng sau lớp váy dạ hội, Mary đã cùng cộng sự Marie của mình cải tiến chiếc áo này thành một chiếc áo lót đơn giản làm từ hai chiếc khăn mùi xoa lụa, có dây và vài dải ruy băng trang trí.

Năm 1914

Năm 1914 Mary Phelps Jacob đã đăng ký độc quyền sản phẩm áo ngực của mình với tên là “Backless Brasiere”. Sản phẩm mẫu “brassiere” này bà đã bán cho Hãng corset của Warner Brothers với giá là 1.500$. Hãng Warner từ đó đã sinh lời được tới 15 triệu đô sau 30 năm độc quyền kinh doanh sản phẩm này.

Năm 1914-1918

Phụ nữ bắt đầu bị bắt đi làm việc vào Thế chiến thứ 1. Việc mặc những chiếc áo corset vào làm việc trong các phân xưởng xí nghiệp đã trở thành một vấn đề lớn.

Năm 1917

Hội công nghiệp chiến tranh Mỹ đề nghị phụ nữ không mua áo corsets mặc nữa để giảm việc tiêu thụ kim loại. (mỗi chiếc corset tốn kha khá dây thép, đồng).

1920’s

Hãng Warner lần đầu giới thiệu loại áo nịt ngực (bra như tên ngày nay) bó sát làm phẳng ngực.

Năm 1928

Ida Rosenthal, một phụ nữ di cư gốc Nga, cùng chồng là William đã phát minh ra hình dáng mới cho chiếc áo nịt ngực. Ida là người đã có ý t ưởng về cách đo kích cỡ bầu ngực, và đã sáng tạo ra các kiểu áo ngực cho đủ các lứa tuổi, từ tuổi dậy thì cho tới những phụ nữ đã trưởng thành.

Năm 1930

Từ “bra”, gọi tắt của từ “brassiere” (chính là từ dành cho áo nịt ngực ngày nay) đã trở nên thông dụng. Lần đầu tiên hãng Warner sản xuất loại áo nịt ngực có khả năng co dãn và ôm được đầy đủ những đường cong của bộ ngực.

Năm 1935

Hãng Warner đã sáng tạo biện pháp chính thức đo kích cỡ bầu ngực, và từ đó đã trở thành cách đo ngực phổ biến khắp thế giới.

Năm 1941-1945

Những chất liệu chủ yếu của áo nịt ngực như (cô tông, cao su, tơ và thép) không có nhiều vì chiến tranh, các nhà sản xuất phải bắt đầu dùng vải tổng hợp để thay thế.

Năm 1946

Chiếc bikini (áo tắm) lần đầu tiên được giới thiệu tại Paris. Sản phẩm này được sáng tạo bởi kỹ sư Louis Reard, cái tên bikini được đặt theo tên của Bikini Atoll (địa điểm chuyên để thử vũ khí hạt nhân). Sở dĩ lấy tên như vậy sản phẩm áo tắm này được “cảnh báo” là có khả năng “bùng nổ sự thích thú” “như quả bom” vậy.

1950s

Áo ngực không dây lần đầu tiên được giới thiệu.

Năm 1959

Hãng Warners và Du Pont đã sản xuất ra sợi lycra, là loại sợi tổng hợp được sử dụng làm vật liệu chính cho áo nịt ngực ngày hôm nay.

Năm 1968

Một nhóm phụ nữ đã biểu tình chống lại cuộc thi Hoa hậu Mỹ, họ vất áo nịt ngực và những sản phẩm đồ lót vào đốt trong thùng rượu. Thùng rượu đã bốc lửa và vì đó nổi tiếng với sự kiện “đốt áo nịt ngực”.

Năm 1973

Loại áo nịt ngực dành cho thể thao lần đầu tiên được ra mắt.

1990s

Vào năm 1994, hãng Bali đã cho ra đời thương hiệu áo lót nổi tiếng Wonder Bra tại nước Mỹ, những sản phẩm và kiểu dáng của hãng này đã trở nên phổ biến khắp thế giới suốt thập niên 90’s.

Năm 2000

Kỷ nguyên của Bioform bras, chính là những kiểu dáng áo nịt ngực nâng ngực phổ biến chị em chúng ta đang sử dụng ngày nay.

II. Lượm lặt đó đây về áo nịt ngực

1. Áo nịt ngực, được biết đến phổ biến bằng từ “bra”.

2. Những cỡ áo nịt ngực được bán nhiều nhất là 34B và 36B.

3. Năm 1991, kích cỡ áo ngực phổ biến ở Mỹ là 34B. Bây giờ đã là 36C.

(Mở rộng: 34 và 36 là số đo của Band: Band là vòng ngực dưới, còn B,C là các kích cỡ của Cup ( Cup là vòng bầu ngực, A là nhỏ nhất, rồi tới B to dần, C, cỡ to nhất là JJ)

4. Theo thống kê, khoảng từ 50 đến 75% phụ nữ đang mặc áo nịt ngực sai cỡ.

5. Trong vòng 15 năm trở lại đây, kích cỡ trung bình của áo nịt ngực tăng từ 34B lên 36C. Thường thì áo nịt ngực sản xuất theo kích cỡ B.

6. Chiếc áo nịt ngực lớn nhất thế giới

Sách Guiness đã ghi lại kỷ lục chiếc áo nịt ngực lớn nhất thế giới. Tháng 9 năm 1990, tại Tokyo, hãng Triumph International đã sản xuất ra chiếc áo nịt ngực khổng lồ với vòng dây quanh ngực là 78ft. 8 in ( xấp xỉ 23,9m), và vòng bầu ngực là 91ft.10in (xấp xỉ, 28,9m)

7. Hãng Golden Zone đã cho ra mắt một sản phẩm áo lót bằng vàng trị giá 1.89 triệu đô trong một buổi biểu diễn thời trang tại Seoul. Chiếc áo nịt ngực này có tên là “Phoenix”, làm hoàn toàn bằng vàng và được nạm đầy kim cương. Đắt đấy, nhưng chắc chẳng mặc đi chơi đi làm được đúng không nhỉ?

8. Đã có người trả tới 14,000 đô la cho chiếc áo nịt ngực mà Marilyn Monroe đã mặc trong bộ phim hài nổi tiếng “Some like it hot”.

9. Chiếc áo đa cỡ

Rất nhiều phụ nữ đã rất khó khăn để tìm cho mình một kích cỡ áo ngực phù hợp. Bây giờ, hãng Wonderbra đã thiết kế ra một loại áo ngực mà có thể mặc được 100 kiểu khác nhau.

Giá cho mỗi chiếc áo này là từ 26 bảng Anh (khoảng 48 $), có các cỡ từ 32A đến 36DD.

Chiếc áo ngực này có 3 chiếc quai và cả một hệ thống các lỗ xâu. Chiếc quai có thể xỏ vào bất kỳ một lỗ xâu nào cho tới khi chiếc áo của bạn vừa khít. Vậy, cho dù bạn có bộ ngực to hay nhỏ, cao hay thấp, chỉ một chiếc áo đều có thể “xử lý được”. Một công dụng thú vị nữa về chiếc áo này, đó là các chốt khóa đều bằng nhựa trong suốt, tạo ra sự “bằng phẳng” và tự nhiên cho chiếc áo.

Tuy nhiên, hiện nay loại áo này chỉ có một màu duy nhất là màu đen.

10. Được cứu thoát nhờ áo nịt ngực

Trước thềm năm mới, một phụ nữ phát hiện ra rằng, chiếc áo nịt ngực của mình có công dụng lớn lao hơn rất nhiều là chỉ có mặc để giữ ngực hay làm đẹp, mà nó còn có thêm khả năng làm áo… chống đạn. Debbie Bingham, 47 tuổi, công dân bang Atlanta, trong kỳ nghỉ tới thăm gia đình ở St.Petersburge đã bị trúng phải một viên đạn do ai đó ngẫu hứng bắn lên trời 20 phút trước thềm năm 2007. Thật may mắn, viên đạn đã găm đúng vào chiếc quai áo nịt ngực đính vàng bên vai trái khiến Debbie chỉ bị xây xát nhẹ.

Bingham nói rằng mình đang ngồi nghe nhạc và ngắm pháo hoa cùng con gái và con trai mình thì bất ngờ cảm thấy nhói lên ở phía vai trái.

Con gái của Debbie, Solanda Bingham, 30 tuổi, đã phát hiện ra vết máu trên chiếc áo của mẹ, họ tìm ra viên đạn đang một nửa găm vào dây quai, nửa kia đang trên đường “da tiến”.

Debbie nói rằng vết thương của mình cũng chỉ như là một vết cắt nhỏ mà thôi.

Cảnh sát vẫn đang trên đường đi tìm thủ phạm bắn súng “lung tung”. Và chị em cũng muốn biết hãng sản xuất áo nịt ngực mà Debbie đã dùng là hãng nào mà “kỳ diệu” thế. (Hãng gì không rõ nhưng nhớ rằng nó bằng vàng đấy, hừm!)

(Visited 3 times, 1 visits today)
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments