Bạn nay tâm sự với mình: “Thực sự tới ngày hôm nay, khi thấy đứa con tớ đang đứng cạnh mẹ mà bất ngờ đi ra giữa đường nhặt một cái túi ni lông vứt vào thùng rác, và chuyện hôm nọ lúc 2 mẹ con xếp hàng, dù bất cứ giá nào và phải chờ bao lâu nó cũng không cho mẹ chen hàng lên dù chỉ một chút. Tớ nhớ tới cậu rất nhiều. Ngày xưa khi đi học, khi thấy cảnh cậu mở cái túi cậu ra đầy rác bên trong tớ đã từng nghĩ cậu là đứa không bình thường và sống bẩn. Tớ nghĩ cậu ở nước ngoài về có những hành xử kỳ kỳ, nói chuyện nhiều khi thẳng thắn hoặc ngây thơ quá. Nhưng sau này khi tớ hiểu cái túi của cậu đầy rác như vậy là vì cậu thà vứt rác vào trong túi mình đem về chứ quyết không xả ra ngoài đường, khi hài đứa mình đèo nhau trên phố đèn còn đỏ dù cả đường đã đi cậu vẫn không cho tớ đi. Tới giờ thực sự khi thấy con tớ như vậy tới mới hiểu được cậu đã khác biệt với bọn tớ từng nào khi lớn lên. Dạo gần đây, tớ lại nghĩ về cậu nhiều khi tớ nói chuyện với con tớ. Chắc cậu cũng ít nhiều luôn gặp khó khăn khi hòa nhập ở xã hội này khi cậu trở về đúng không?”
Thào nào tự nhiên được bạn mời ăn trưa nói chuyện. Và bạn cũng không phải là người đầu tiên trong số những người bạn học cùng hay mình quen sau này khi mình trở về Việt Nam tâm sự với mình như vậy. Việc lớn lên ở giữa hai nền văn hóa Đông Tây hòa trộn và được giáo dục ở một môi trường hoàn toàn khác biệt với các bạn đồng lứa khi trở về nhà quả thực đã đem lại rất nhiều sự khó khăn cho mình khi hòa nhập. Và sự khó khăn ấy vẫn tồn tại tới tận bây giờ. Khi những suy nghĩ, quan điểm, và cả những hành động mình làm một là sẽ bị coi là lập dị không thực tế, hay là dở hơi, hai là sẽ mang lại sự nghi ngờ vì không thể nào “có tâm” tới thế được. Khi những đứa trẻ con xung quanh vẫn còn được mẹ bế ra đường đứng đái vỉa hè, được nhìn bố mẹ cách chen hàng, vượt đèn đỏ, rác tiện thì vứt đâu mà chả được, trẻ con mới đẻ phụ nữ có bầu vẫn bị hút thuốc chĩa vào mặt, “thịt chó” là một món văn hóa truyền thống… thì mình đã cặm cụi nhặt rác của bất cứ ai cho vào thùng rác. Kiên quyết không chen hàng, vượt đèn đỏ dù phải đợi tới bao lâu. Thấy ai xấu tính, nói dối nhất định không hùa theo và có quan điểm của bản thân rất rõ ràng. Coi tất cả mọi người là bình đẳng, không vì ai giàu hơn mà phải nịnh phải nhún, không vì ai nghèo hơn mà khinh bỉ coi thường. Đã yêu cái gì là thể hiện bằng thực chất, dù là một cái cây ngọn cỏ, một con vật đáng thương! Đã thấy cần giúp là giúp không có bất cứ mưu đồ vụ lợi gì!
Và đúng thế, mình lớn lên như thế và đã vẫn luôn khó khăn vì sự hòa nhập, vì những quan điểm hay ý tưởng không phải ai cùng thời hay trang lứa cũng hiểu. Và tới một mức nào đó, đã quen với những việc đó, cho dù có một điều rõ ràng là mình sẽ luôn bị thiệt thòi, vì mình không biết nói dối, yêu ghét quá rõ ràng, làm gì cũng thật lòng và nhiệt tình (đôi khi nhiệt quá). Thế là một là bị ghét, hay là bị lợi dụng, bị lừa, bị tưởng là mình ngu. À, tuy rằng thẳng thắn và thể hiện thái độ yêu ghét khá rõ ràng, nhưng sự thực là mình cũng bị ảnh hưởng một thứ mà mình rất không thích, và cũng tùy trường hợp thôi, đó là tính cả nể. Sự cả nể này lại đến từ việc lúc nào mình cũng ngại sợ làm tổn thương người khác. Tức là nghe thì nó rất mâu thuẫn nhưng sự thực là thẳng mình vẫn thẳng, mà đôi lúc gặp một số ca mình vẫn bị cái tội cả nể nó lấn át trước khi mình lại phải thẳng toẹt ra vì họ không có điểm dừng. Và thẳng thì thẳng nhưng thẳng với tùy người, lúc nào cần tế nhị rất tế nhị, chứ 0 làm sao mà làm được đạo diễn tài liệu :D.
Nhưng không sao cả, nếu được lựa chọn khác mình cũng 0 lựa chọn khác. Mình vẫn tự hào và thấy may mắn vì được lớn lên với đủ các nền văn hóa pha trộn trong ý thức như vậy. Thì đúng là thiệt thòi, làm gì cũng có chút vất vả, nhưng mà nó cũng lại có những thứ mà cũng chỉ mình có được và tự mình có thể hưởng. Nói chung nói ra thì cũng không phải ai cũng hiểu được những tâm sự này. Có lẽ những bà mẹ ông bố thế hệ mới như bạn mình sẽ hiểu dần qua những đứa con của họ đang lớn dần lên trong thời đại này.
Mình nhớ có chị bạn mình có lần ngồi mắng mình là: “Thì biết là người ta vô ý thức rồi, nhưng mình cũng phải thể hiện thái độ với bọn nó làm gì cho bị ghét, mình nhắm mắt bỏ qua đi”. Mình hỏi lại chị í, người vừa kể cho mình nghe chuyện đứa con gái của chị í nhất định tố cáo với thầy cô việc bạn nó dùng AI để làm thay homework là: “Thế nếu là con chị, chị có nghĩ nó sẽ làm giống em không?” Chị cụp xuống: “Ừ nhỉ” : ))
Thế nên các bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy mình làm những việc như cái vườn chim của ông Hai nhiều năm nhiều tháng, khi mà không một ai ở lại trừ mình vẫn đồng hành, không những không có bất cứ lợi ích gì mà còn đã tốn thời gian và tiền bạc cho một con người ở một nơi rất xa, cho hàng nghìn con chim trời khi mà ngoài kia người ta vẫn gọi món chim ăn ầm ầm. Cương quyết dù bị dìm tương tác tới cùng cũng không thay đổi làm hỏng tiếng Việt để lách luật dù chỉ một từ, và cực ghét thói đạo đức giả với đội nổ!
Cũng có nhiều điều nữa mình làm, mình nói, đặc biệt là trong những bộ phim tài liệu của mình. Có thể cũng còn phải một thời gian nữa, có thể nhanh, có thể còn lâu mới được nhiều người hiểu. Nhưng từ từ rồi sẽ được hiểu. Còn ai giận ai 0 hài lòng thì mình đành kệ thôi, 0 có khái niệm níu kéo bất cứ ai trong cuộc đời này. Cứ bình tĩnh mà sống 😊).
P/S: Đương nhiên không phải đứa trẻ con nào lớn lên ở nước ngoài cũng “dở hơi” như mình. Và không phải là đứa nào cũng phải đi nước ngoài mới “dở hơi” như thế. Nó là sự kết hợp của tính cách trời cho và sự ảnh hưởng của bố mẹ phần lớn nữa! Xét cho cùng thì cũng là do cái nết tao nó thế đó các mày ạ 😊)
Ảnh: Nụ cười tít mặt sinh nhựt 15 tủi ở NYC, hồi đó sao được nhiều quà thế nhỉ, giờ bớt ngoan xinh yêu ít quà hẳn 😊)). Nhưng nay vẫn được quà của Hà Linh vui ghê!