#19: Hoa hậu và trẻ mồ côi


Trẻ mồ côi và hoa hậu

Đã thành “thông lệ”, cứ sau mỗi đợt thi hoa hậu thì những người đoạt vương miện lại được ban tổ chức thu xếp để đi thăm trại trẻ mồ côi.

Trẻ mồ côi, ai mà không biết, cần nhiều thứ lắm. Thức ăn cũng cần, đồ chơi cũng cần, quần áo cũng cần, văn hoá cũng cần và tình thương cũng cần.

Cái mà chúng không cần, nhất, khéo chính là…vương miện. Đơn giản, gần như chắc chắn chúng chưa biết hoa hậu là gì, trở thành hoa hậu khó như thế nào và cách tuyển chọn ra sao.

Do tiềm thức sâu thẳm là cô đơn và thiếu thốn, trẻ mồ côi nhận lấy tấm lòng của bất cứ ai với vẻ biết ơn như nhau. Hay nói cách khác, với trẻ em mồ côi, tình thương không có…danh hiệu.

Không có, nhưng nếu có cũng chẳng có hại gì. Bởi rất nhiều cuộc thăm viếng trẻ mồ côi là nhắm hướng tới những ai…không mồ côi. Nghĩa là cho mọi người hiểu tình thương và lòng nhân ái, không biên giới, không khoảng cách, thậm chí càng khoảng cách càng quý dù là quảng cách học thức, khoảng cách địa vị hay khoảng cách…nhan sắc.


Cho nên, những cuộc viếng thăm trẻ mồ côi đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra với người thường hay với vĩ nhân. Chả có gì sai, chả có gì phải phiền hay suy nghĩ quá về chuyện ấy, mọi tình ở đây đều quý.

Nhưng rõ ràng là quý hơn nếu tình ấy thật lòng. Mà cái gì thật lòng, đôi khi…không trình diễn.

Lòng nhân ái có trong mỗi con người. Một phần là do bẩm sinh, khi tất cả các sinh vật trên trái đất này đều có tình thương yêu đồng loại. Một phần do cá nhânnhận thức ra trong quá trình được giáo dục và tự giáo dục bản thân.

Mà giáo dục là một quá trình dài lâu, nếu không nói là lâu cho tới…chết. Giáo dục, không phải như cứu hoả, cũng không phải như thi đấu thể thao, không thể trở thành các “đợt” kéo dài chỉ chục ngày. Trừ những lớp giáo dục chuyên sâu mà lòng nhân ái, rõ ràng không nằm trong phạm trù này.

Vậy thì có nên chăng, sau chục ngày đêm chạy trên bãi biển, đi dưới ánh đèn màu và xúng xính trong lễ phục thời trang dạ hội, mấy hoa hậu phải “cấp tốc” thăm trẻ mồ côi như mấy lần trước đây vẫn thế.

Khi người ta thành danh, nguời ta nên nhớ về gia đình, bạn bè, cha mẹ…đây là lẽ tự nhiên. Chả thế mà trong lễ phát giải Oscar, ai bước lên cũng nói những lời cảm ơn là chính. Đấy không phải là thủ tục, đấy là đạo lý và lẽ tự nhiên.

Nhưng vì là tự nhiên, nên nguời thì cảm ơn vợ trước, người thì cảm ơn cha mẹ trước, người thì cảm ơn cha mẹ trước. Người thì cám ơn đòng nghiệp, cám ơn nhà sản xuất, cám ơn bạn bè…

Toàn thế giới lắng nghe những lời cảm ơn đó và toàn thế giới không khó chịu, không so sánh xem ai đáng cám ơn nhiều hơn ai.

Thế thì tại sao chúng ta cứ hải “hướng dẫn” các cô hoa hậu việc đầu tiên là đi thăm trẻ mồ côi? Sao không để các cô ấy tự chọn, muốn làm gì cho lòng nhân ái của cá nhân mình thì làm?

Các cô có thể đi thăm thầy giáo. Các cô có thể đi thăm cha, các cô có thể đi thăm bà bán xôi thuở bé, hay bác xe ôm ngày xưa chở cô đi học…Tóm lại, tại sao các cô không có những lòng “nhân ái” riêng mà chính trong cái riêng đó có “cái chung” mới trở nên sâu sắc và đọng lại.

Chủ nghĩa hình thức là điều mà chúng ta đã hiểu về tác hại của nó. Chủ nghĩa hình thức làm giảm lòng tin, làm tốn kém thì giờ, tiền bạc, làm những người có lương tri thật sự buồn bã quay đi. Đã có hình thức trong hội họp, hình thức trong giáo dục, trong lễ nghi, trong xấy trụ sở…và chả lẽ càn phải trong thi hoa hậu nữa sao?

Mà các cuộc thi hoa hậu do bản chất của nó, luôn luôn bị mọi người nghi là hình thức. Và các vị trong ban tổ chức, ban giám khảo, luôn luôn muốn chứng minh ngược lại. Họ ra sức tuyên bố sắc đẹp chỉ vẹn toàn khi có sự kết hợp lý tưởng từ trong ra ngoài và điểm ứng xử cũng không kém phần quan trọng gì khi so với điểm áo tắm.

Tôi không nghi ngờ chút xíu lòng chân thành của họ, nhưng tôi cũng biết rằng con đường thăm viếng trẻ bất hạnh, trẻ mồ côi không phải lúc nào cũng là cong đuờng đầu tiên hoa hậu cần đi, khi cô là người có tình thương. Nó càng không phải là con đường duy nhất.

Đã thế, sau những cuộc viếng thăm này nhiều hoa hậu “mất hút”, tất nhiên chả phải họ tan vào không khí. Họ vẫn còn đó, làm đủ mọi điều “mưu sinh” như một dân thường. Nghĩa là gây ra đủ các dư luận vui, buồn, thương, giận cho xã hội.

Nghĩa là sau đêm chung kết “rình rang”, sau vài buổi đi thăm theo chương trình không có gì sáng tạo thì “ai về nhà nấy”. Chả có “hợp đồng” gì cho hoạt động về sau.

Bao nhiêu tiền của, bao nhiêu quan tâm rồi cũng không vượt qua mức độ “ngắm nhìn”. Phải chăng đó là một “hành trình văn hoá”?

Một đất nước muốn phát triển cần hai loại người: Người tài và nguời đẹp. Người tài cần được tôn trọng, được giao những công việc, những địa vị thích hợp với tài. Người đẹp cũng cần được tôn trọng, được giao những việc thích hợp với vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng.

Lê Thị Liên Hoan

Trả lời hộ Lê Hoàng:

Bài này cũng khá là ý nghĩa và thâm thuý, tuy nhiên, bác Hoàng viết có vẻ chưa “tới” lắm, có lẽ viết theo đơn đặt hàng chứ không phải theo cảm hứng. Sở dĩ mình rất thích Lê Hoàng vì phong cách viết văn và suy nghĩ rất gần gũi với mình, hehe!

Tuy nhiên, với Lê Hoàng thì bàn sau. Đang trả lời hộ bác, tại sao cứ làm hoa hậu lại đi thăm trẻ mồ côi? Ấy là bởi vì:

_Người đẹp chưa đủ thông minh để biết suy nghĩ tới mức “sẽ về thăm lại bà bán xôi thủa xưa, hay ông xe ôm, hay cô giáo…”. Oh đùa, tình nhân ái cũng phải có trí thông minh đấy! Cứ nghĩ xem, Hà Kiều Anh làm hoa hậu mới có 17, rồi Mai Phương mới có 18, rồi Huyền 19, rồi Thúy 19, các em đọc đoạn mở đầu của lịch sử triết học Mác – Lê còn tưởng Các Mác họ Lê í chứ, sao mà đủ hiểu lòng nhân ái “world peace” của mình tới đâu? Cũng chưa hẳn là vì họ không thông minh mà vì họ còn quá non nớt để biết sẽ vận động cái lòng nhân ái của mình “lan toả” tới những nơi đâu, mà nếu là hoa hậu nữa thì càng ít thời gian suy nghĩ hơn! Thôi đợi ban tổ chức sờ hộ cho lòng nhân ái vậy.

_Thứ hai là, các người đẹp đã chưa biết chủ động thì Ban tổ chức cũng chả thông minh hơn là mấy! Còn biết lịch sử các cuộc thi hoa hậu, những ngày đầu sơ khai của thể loại tranh tài kinh điển này, thế giới còn khá mông muội, chiến tranh liên miên, tìm kiếm được một người đẹp thật là khó. Và khi một cô đã đăng quang, xét về tình hình thế giới lúc đó, việc đầu tiên các cô nên làm đó là đi thăm những hoàn cảnh đáng thương hơn mình, để thể hiện rằng, các cô thật là may mắn, và việc đi thăm trẻ mồ côi (phần nhiều do nghèo đói và chiến tranh), được trở thành truyền thống từ đó. Và tất nhiên là ngay như đến VN, thi hoa hậu cũng chỉ là sự bắt chước, hầu như 0 có sự sáng tạo riêng, cho dù đất trời đã đổi thay, vạn vật đã thay đổi. Thế nên, họ đi thăm trẻ mồ côi thì ta cũng phải đi thăm trẻ mồ côi, thăm năm này qua năm khác, cuộc thi này qua cuộc thi khác. Cho dù đất nước cũng chẳng chiến tranh, nghèo đói cũng không trầm trọng, cho dù còn rất nhiều nơi khác cần tình thương hơn trại trẻ. Vả lại, ban tổ chức cũng đếch biết nghĩ ra cái gì hay ho hơn là cái trại trẻ để thể hiện cái “đã là hoa hậu phải có chiều sâu, phải có tình thương” Nhưng kể ra, trẻ mồ côi cũng là “lành” nhất, chứ cho các cô đi thăm nạn nhân chất độc màu da cam chẳng hạn, chắc những người đẹp có tâm hồn non nớt như các cô sẽ ngất trên giàn quất mất!

_Thứ ba là, chính vì truyền thống đi thăm trẻ mồ côi đã trở thành lâu đời, vậy nên, ban tổ chức cũng có sẵn vài quả “hợp đồng” với những “trại” sẽ được “may mắn” thăm viếng. Làm gì thì làm chứ cứ xong mỗi vụ thi hoa hậu là lại có một trại được “chỉ điểm”, ban tổ chức “yêu” lắm đấy nhá, các cháu ở đó mới được đón tiếp các người đẹp. Vậy nên, khỏi suy nghĩ lòng nhân ái sẽ dùng để làm gì sau khi thi hoa hậu đi, chắc chắn là “trại mồ côi” rồi! Mà mọi người cũng để ý nhá, không phải chỉ các người hoa hậu mới “được” đi thăm trẻ mồ côi đâu. Mà kể cả ca sĩ, người mẫu, diễn viên nổi tiếng ở nước ngoài mà cứ đến thì việc từ thiện đầu tiên họ sẽ “bắt buộc tự nguyện” làm, đó là đi thăm trẻ mồ côi! Xét nghĩ, bọn trẻ đó sao mà “sưóng” thế, chúng mồ côi mà không biết bao nhiêu gã đàn ông giàu có ngoài kia cũng mong được “mồ côi” như chúng một lần, kể cả đại gia không phải cứ có tiền là được người đẹp “giao lưu” được như thế đâu nhá! Thôi, âu cũng là “bù đắp” cho tình thương thiếu hụt của những tâm hồn bé bỏng bằng sắc đẹp của những người đẹp vậy, hehe!

Hmn, đề tài này cũng khá là được, thôi mọi người đợi mình có cảm hứng viêt một bài với chủ đề liên quan: “Tại sao người đẹp thì thưòng hay không thông minh và người xấu thì lại hay thiệt thòi” nhé!

(Visited 6 times, 1 visits today)
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments