Posts in Films

#482: MAGIC JOHNSON VÀ LARRY BIRD: PHẦN 3 – SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÃ THAY ĐỔI LỊCH SỬ VÀ CỨU RỖI CẢ MỘT NỀN THỂ THAO.

SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÃ THAY ĐỔI LỊCH SỬ VÀ CỨU RỖI CẢ MỘT NỀN THỂ THAO.

Từ đây, bất kể là Larry hay Magic chơi cho đội nào. Mục đích chính của họ chỉ đơn giản là để được đọ sức với nhau và chiến thắng lẫn nhau. Hai bên ngấm ngầm cạnh tranh nhau trên mọi mặt trận, và như một kịch bản phim truyền hình phong cách Á đầy cliché, cặp đôi ghét nhau và cạnh tranh với nhau cũng chỉ là để dành sự chú ý lẫn nhau.

Một ngày, cả hai nhận ra, mỗi lần trên sân bóng, họ ghét nhau đến thế vì đơn giản họ chính là… tấm gương phản chiếu của nhau. Từ thái độ hiếu chiến, cách phòng ngự, sự tham vọng lẫn cái cách… hằm hè nhau. Điều thú vị về Larry Bird đó là, cứ khi ra khỏi sân bóng thì hiền khô lầm lì, ít nói, không giao du, nhưng cứ ở trên sân bóng thì thành một con người hoàn toàn khác: hiếu chiến và… chửi người khác như ranh. Larry là một trong những người nổi tiếng nhất thế giới về “trash talk” on court. Hầu hết các cầu thủ từng chơi với Larry, thậm chí cả HLV đều từng bị Larry xéo xắt cho từ bố cho đến mẹ cho đến cái quần lót màu hường. Có thể đó là cách xả năng lượng của Larry với bao kìm nén dồn ứ đổ hết lên trên sân bóng!

Lúc này, nền bóng rổ vẫn đang cố gắng đứng dậy từ vực thẳm của những năm tháng bết bát từ những năm 70’s và vẫn không có nhiều khán giả cho dù đang có hai cao thủ võ lâm đại tài. Giải bóng vẫn vật vã để kiếm rating từ khán giả. Tới giải đấu 82-83. NBA dưới thời của David Stern, một vị chủ tịch cực thông minh và nhanh nhạy luôn đi trước thời đại, đã ký được một hợp đồng truyền thông với đài CBS. David Stern đã có “âm mưu” với CBS. Họ nhận ra Larry và Magic là hai “con mồi” hoàn hảo để tạo ra một chiến lược truyền thông mang nặng màu sắc của thời cuộc. Nhận thấy sự khác biệt về tính cách, về màu da, đội bóng. Lúc này Magic đang chơi cho Lakers còn Larry đang chơi cho Boston Celtics (một đội luôn nổi tiếng là racist). Một đội đình đám ở Bờ Tây, một đội đình đám ở Bờ Đông. Một người da trắng, một người da đen. Một người khép kín, một người cởi mở… nhưng cả hai lại đang là những cầu thủ ở đỉnh cao nhất. Xuyên suốt toàn bộ giải đấu năm đó, hình ảnh và thông tin của Larry và Magic được “bán” triệt để. Những câu chuyện cạnh tranh về hai nhân vật liên tục được truyền thông bơm tỉa. Họ được xào nấu để trở thành những đề tài bất tận để kích động tinh thần fans. Và cuối cùng, khi cả hai cùng tiến tới vòng chung kết giải năm đó với Lakers và Boston Celtics – Bờ Đông đối mặt với Bờ Tây. Trắng đối với Đen: mọi nỗ lực và chiêu trò của truyền thông đã được đền đáp xứng đáng. Có những điều rất kỳ lạ và khó hiểu đã xảy ra, ví dụ như một số fans da đen tuy quê nhà ở Boston nhưng lại mong Lakers thắng, lý do đơn giản là vì họ muốn thắng vì màu da hơn là màu cờ sắc áo, và… ngược lại. Fans da trắng từ quê nhà Cali lại chỉ mong Lakers bị Larry đánh bại. Mọi sự căng thẳng và đối đầu sôi sục trong cộng đồng, có lẽ tự bao giờ nhiều người còn không nhận ra họ tự nhiên đã quan tâm đến bóng rổ nhiệt tình tới như thế từ lúc nào.

Trong khi cả thế gian sôi sục vì thắng thua, màu cờ sắc áo, màu da, lối sống. Thì với Larry và Magic lúc này, mọi việc hoàn toàn không có gì đơn giản hơn chỉ là để được đọ sức với nhau. “Tao muốn đấu với mày vì mày xứng đáng làm đối thủ của tao”. Họ điên cuồng tập luyện vì chỉ nghĩ đến việc được đánh bại nhau!

Loạt series 7 trận đấu của giải năm đó thắng thua sát nhau từng điểm một, và tỉ số liên tục đuổi bám nhau. Nếu trận này Magic thắng thì chắc chắn game sau đó phải là Larry thắng. Sự ngang tài ngang sức thể hiện ở những điểm số chóng mặt. Tại game 4, Celtics đã thắng Lakers với tỉ số sát sao là 135 -132, trong đó Magic trở thành tội đồ vì ném 2 quả phạt đều không thành công và Larry lại bắn được phát cuối hai điểm để vươn lên chiến thắng sít sao. Cứ như thế, càng về cuối, những trận đấu ngày càng nghẹt thở và lượng khán giả theo dõi đã đạt đến mức lịch sử.

Cuối cùng, chiến thắng đã gọi tên Larry Bird cho Boston Celtics. Nếu 1979 Magic đã đại thắng Larry và Larry ôm nỗi hận đấy khôn nguôi thì cuối cùng, bây giờ Larry được trả thù oanh liệt mà không phải chờ tới 20 năm sau như cụ Kim Dung hay tuyên truyền. Lúc này Magic đã hiểu được cảm giác ôm hận mà 5 năm trước Larry đã mang trong lòng là như thế nào. Magic đã vào phòng tắm và khóc nức nở. Khóc không chỉ là việc đội mình thua, khóc là vì mình đã bị thua đối thủ số một của mình!
Trận đấu năm đó là trận đấu có tỉ lệ người xem cao nhất của đài CBS trong năm, điều mà trước giờ bóng rổ chưa bao giờ xảy ra. Cũng là giải đấu đông khán giả và views nhất trong lịch sử của bất cứ trận đấu nào của NBA. Kể cả người trước giờ không quan tâm đến bóng rổ giờ cũng xem bóng rổ!

Trận chung kết năm đó cũng đã trở thành khoảnh khắc lịch sử của giải NBA vào mọi thời và cũng chính thức mở đầu cho sự trở lại của nền công nghiệp bóng rổ.

Từ từ, những màn biểu diễn hấp dẫn siêu đỉnh của hai cầu thủ đã khiến khán giả lựa chọn cho mình xem bóng rổ vì những màn biểu diễn hấp dẫn, ưa thích thần tượng của họ vì lối chơi, tính cách và con người họ thay vì họ chơi cho ai và màu da nào. Fans có thể cùng thích một thần tượng của họ mà không còn phân biệt là da đen hay da trắng. Và bỗng nhiên, nhờ thế, sự cạnh tranh lẫn nhau của họ đã khiến cho các trận đấu hấp dẫn hơn hẳn. Không chỉ là họ đang đối nhau, mà fans đối nhau, da trắng da đen đối nhau, truyền thông đối nhau, các đội phải nỗ lực để đối nhau. Cả hai đều cố gắng rèn luyện “công lực” không ngừng nghỉ, và vì thế, chất lượng các trận đấu ngày càng hấp dẫn nghẹt thở. Bỗng một ngày người ta nhận ra, bóng rổ Mỹ đã đang quay trở lại và từ lúc nào nó đã trở thành một nền công nghiệp tỉ đô, gây sự chú ý với toàn bộ khán giả Mỹ và cả thế giới, chứ không còn là một môn thể thao đấm đá nghiện ngập nặng mùi phân biệt chủng tộc như những năm 70’s nữa.

Bóng rổ của những thập kỷ 80’s, từ đây nó không còn chỉ là những trận đấu thắng thua tẻ nhạt, mà nó còn là một nền văn hóa, một phần của hiphop, những thế hệ đàn em xuất hiện như Iverson, đã mang đặc hơi thở hiphop và thời trang vào từng màn đấu bóng, vào âm nhạc, đặc biệt là rap, rnb. Sau này, những nhân vật tiếp nối như Michael Jordan đã đưa NBA lên cấp độ quốc tế, trở thành một trong những nền công nghiệp thể thao giàu có nhất, quyền lực nhất và nổi tiếng nhất toàn cầu!

Vậy nên, lịch sử đã ghi danh và biết ơn Magic và Larry, hai người đã vực dậy và làm sống lại cả một nền thể thao NBA. Điều mà ai cũng nhận ra rằng, nếu chỉ có một mình Magic, hay chỉ một mình Larry, thì dù có tài giỏi đến mấy, họ cũng sẽ chết buồn nếu không có đối thủ và một mình họ không thể làm nên được lịch sử.

#481: MAGIC JOHNSON VÀ LARRY BIRD: PHẦN 2 – ĐỘC CÔ CẦU BẠI ĐÃ CẦU ĐƯỢC BẠI

May be an image of 3 people

Vào những năm 60’s và 70’s của nước Mỹ. Nền bóng rổ vô cùng bết bát, những trận bóng tràn đầy bạo lực, có lúc người ta xem bóng rổ mà tưởng đang xem đấm bốc. Chưa kể, tệ nạn ma túy, chơi thuốc, trụy lạc khiến các cầu thủ chơi bóng kém hiệu quả và nhiều bạo lực. Bộ môn thể thao lúc này cũng đang được lấn át bởi phần lớn là người da đen. Người da đen chơi bóng thì người da trắng sẽ không tới mua vé hay xem trên TV, mà lúc này, người da trắng vẫn là những người có nguồn thu nhập tốt hơn và chịu chi nhiều hơn trong xã hội. Thậm chí, để giảm độ “sung” của người da đen, họ còn ra những luật vô ly như là cấm “dunk”, vì kỹ thuật này hầu hết người da đen giỏi hơn rất nhiều vì thể lực của họ. Vậy nên, nền bóng rổ ngày càng đi xuống vì thiếu khán giả, nạn phân biệt chủng tộc và những trận đấu nhạt nhẽo kém hấp dẫn!

Ngày 26 tháng 3 năm 1979. Hai người đại diện cho hai bang của mình để đấu trận chung kết giữa Indiana State University và Michigan State University cho giải NCAA. Đây là lần đầu tiên hai người có cơ hội được đối đầu nhau trực tiếp và lần đầu tiên, sau rất nhiều năm người ta bỏ quên bóng rổ, mà lại có một trận đấu đại học nghẹt thở mà lại thu hút được nhiều khán giả quan tâm đến thế.

Lúc này, tình hình đang có chút unfair, đội của Magic đồng đều về chất lượng hơn đội của Larry. Có thể nói bên đội Larry, một mình anh phải gánh toàn team, và vì Larry là mối hiểm nguy duy nhất nên chỉ riêng Larry cũng luôn bị kèm bởi 2,3 cầu thủ khác. Mỗi quả ném bóng vất vả của Larry đều như một lần superhero đi giải cứu thế giới.

Kết quả cuối cùng là đội của Magic đã thắng. Còn Larry, lần đầu tiên nếm mùi thất bại, và cũng là lần đầu tiên đã tìm được đối thủ cho cuộc đời mình. Larry ngỡ rằng đối thủ đang thật sung sướng vì mình đã thất bại nhưng anh không hề biết rằng, chỉ trước đó cũng trong ngày, Magic đã nếm trải sự thất bại của mình trước cả Larry. Khi cùng ngày với trận đấu, giải “Rookie of the Year” ((giải thưởng dành cho cầu thủ xuất sắc nhất trong số những cầu thu tham dự giải năm đầu tiên)) đã được trao cho Larry, với số điểm phiếu bầu chênh lệnh khủng khiếp là 63/3. Vì mất giải thưởng danh giá này trong khi mình ngỡ rằng đang là đỉnh cao của chóp, đã làm động lực khủng khiếp khiến Magic phải quyết tâm chiến thắng Larry vào tối hôm đó.

Và thế là, thực ra hai anh hùng hào kiệt đều nếm trải sự chiến thắng và thất bại với tư cách là đối thủ của nhau trong cùng một ngày. Sau này, Magic thổ lộ: “I won the championship but I wanted the Rookie of the year”, còn Larry thì lại nói: “I had the Rookie of the Year but I wanted the championship”.

Và từ lúc đấy, họ đã tìm được ý nghĩa cho sự nghiệp bóng rổ của mình. Họ chơi không phải chỉ là để nhất, họ chơi là vì cuộc đời của họ đã có đối thủ xứng tầm để biến nó thành những động lực, mục đích, và trở thành một lẽ sống. Độc cô cầu bại từ nay đã không còn cô đơn!

475: AGAINST THE WIND – CHO NHỮNG AI ĐANG CHẠY NGƯỢC GIÓ

AGAINST THE WIND – CHO NHỮNG AI ĐANG CHẠY NGƯỢC GIÓ

https://d29ci68ykuu27r.cloudfront.net/items/19424481/cover_images/cover-large_file.png

Xem lại Forrest Gump sau nhiều năm và chợt lặng đi khi nhớ ra tới đoạn chạy ở Monument Valley, khi mà Forrest Gump đầu bù tóc rối chạy trên con đường sa mạc thăm thẳm với một đoàn người rồng rắn phía sau, nhạc nền là bài hát Against the wind của Bob Seger.

Đó là bài hát đã luôn bật trong những ngày khi lái xe lang thang khắp nước Mỹ một mình với chiếc ô tô cũ mèm, tiếng bánh xe chạy còn to hơn cả tiếng còi và trên xe là cả một căn phòng nhỏ với đàn, sách vở, chăn chiếu, đồ quay phim và cả con gấu bông. Đó cũng là những ngày khi chưa biết nơi đến tiếp theo sẽ chính xác là đâu và mình sẽ ở đó bao nhiêu lâu, những ngày cả gia đình và bạn bè cũng không biết mình đã đến nơi nào, đang làm gì. Những sự chờ đợi sau những cuộc phỏng vấn, những câu trả lời từ những dự án phim… Chỉ biết, đó là những ngày cần phải đi!

Chiếc xe đã quá cũ, chỉ có play được đĩa CD và thậm chí còn không bắt được cả radio. Thế nên hành trang trên xe luôn là cả chục cái đĩa CD đã burn ra những bài hát mình thích nghe. Thỉnh thoảng, khi tới những thị trấn nhỏ xa xôi, có một niềm vui nhỏ là đi vào những cửa hàng đồ cũ bán đồ như cho, sẽ có những chiếc CDs xịn một thời nổi tiếng có giá chỉ 50 cents một chiếc. Vào mua đĩa CD có khi vớ được một món đồ cổ nào đó rất quý, chẳng hạn như là một bộ quần áo đã có từ những năm 50’s, của một cụ già nào đó đã dọn garage nhà trước khi ra đi. À, mình không ngại đồ cũ hay đồ của người đã mất, mình trân trọng giá trị lịch sử của chúng!

Có thể nhiều bạn không biết đến bài hát này vì nó đã là một bài hát rất cũ và không phải dạng giai điệu catchy dễ dàng cũng như lời bài hát dễ hiểu như những bài hát kinh điển bạn đã từng nghe. Đây không phải là một bài nhạc chỉ để bắt tai nghe cho vui với bạn bè. Đây là một bài hát mà người ta yêu nó và thấm nó chỉ khi nghe một mình: không chỉ là với giai điệu, câu từ, mà với những hoài niệm cuộc sống và những day dứt cuộc đời đã và đang trải qua, mà chỉ khi tới một độ tuổi nào đó bạn mới thấu hiểu. Càng có tuổi, càng trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời người ta sẽ càng thấy mê say Against the wind của Bob Seger. Đó là điều làm nên sự timeless của bài hát. Timless là một thứ mà người ta sẽ càng ngày sẽ chỉ càng thấy nó hay theo thời gian vì sự dạn dày của cuộc sống mới khiến họ hiểu hết và đồng cảm được với tác phẩm, như bộ phim Forrest Gump vậy!

Mỗi lần lái xe băng qua những con đường xa dài hun hút, hai bên có khi là những khu công nghiệp, có khi là núi đồi, có khi là đồng cỏ, có khi là sa mạc bao la. Đường dài rộng và xa, những chiếc xe tải khổng lồ hút gió nếu liều vượt qua có thể bị quấn vào bất cứ lúc nào. Chiếc xe của tớ thì cọc cạch, đông cơ yếu mà phải nặng oằn mình để vươn nhanh. Những lúc ấy không có tiếng nhạc nào hợp hơn được cất lên hơn Against the wind:

“Against the wind
We were runnin’ against the wind
We were young and strong, we were runnin’ against the wind”

Những cơn gió sa mạc có khi đến cả trăm dặm một giờ, mỗi lần vượt qua xe tải là một lần thấy mình vĩ đại. Nhưng đúng là sau nghĩ lại với cái xe ấy mà xuyên bang từ đồng bằng lên núi đồi băng qua mưa giông và bão tuyết đi ngược gió như vậy thì đúng là mình cũng… vĩ đại thật. Đôi lúc liều mà thành vĩ đại, Bob cũng nói vậy đó :D.

Bài hát được play rất nhiều lần trên xe vì tớ dành riêng Bog Seger cho một đĩa CD. “Against the wind”, “Turn the page”, “Like a rock”… chắc là những bài hát được nghe nhiều nhất dọc đường đi và trong tất cả các chuyến roadtrips. Những cung đường xa thẳm mà nghe tiếng hát của Bob Seger, hay của Tracy Chapman, thì nó không chỉ là một bản nhạc để xoa dịu tinh thần và cho mình bớt buồn tẻ, mà những lời hát còn như một người bạn, đang kể chuyện và đồng hành với mình. Chỉ khi bạn đi một mình và cô đơn trên những con đường như Forrest Gump vẫn chạy, bạn mới thấm hết được những bài hát có nhiều giá trị hoài niệm cuộc sống như “Against the wind”.

“Against the wind” – Nghĩa rất chân thành là “ngược gió”. Khi tình yêu đầu đời với tên một cô gái được bắt đầu kể chuyện với một giai điệu day dứt, là người ta sẽ hiểu đây sẽ là một cuộc đời với nhiều hối tiếc. Những ai đã đi qua hoang dại của tuổi trẻ, chạy đua với thời gian, sống nhanh vội vàng với những chuyến đi, những deadlines, những mối quan hệ phù phiếm, bỏ lỡ tình yêu, nổi loạn phá vỡ những lẽ thường của cuộc sống cùng những ngày tháng vô định nhưng lại muốn tìm một nơi là nhà để trở về… thì sẽ càng thấm Against the wind mỗi khi họ già đi và nhìn lại cuộc đời mình. Gió càng thổi mạnh thì càng chạy ngược gió để được nổi loạn và muốn khẳng định bản thân. Những vấp ngã đuối sức sau những cơn gió mạnh mang lại cho họ những năm tháng để trưởng thành, nhưng càng trưởng thành và thông tuệ, người ta lại càng hối tiếc những điều đã đi qua. “Wish I didn’t know now what I didn’t know then”. Câu hát thấm vào tim và nổi tiếng nhất bài hát. “Ước gì giờ tôi đã không biết những điều tôi đã từng không biết”.  Đôi lúc bạn ước bạn vẫn ngây ngô và ngông cuồng như ngày xưa, để vẫn liều mình chạy một chiếc xe cọc cạch ngược những cơn gió băng qua xe tải… Nhưng thời gian là vô tình, cho dù không muốn nhưng bạn vẫn phải lớn lên và già đi, bạn vẫn nhận ra những điều mà bạn buộc phải biết, đề rồi bạn chợt nhận ra chúng làm bạn hối tiếc. Rồi điều trớ trêu là, khi càng hối tiếc, bạn lại càng vẫn tiếp tục chạy ngược gió và không biết khi nào mới ngưng được. Có lẽ đến một lúc sẽ chấp nhận rằng, cuộc đời bạn sẽ vốn luôn là vậy!

Nếu giờ có hỏi tớ hiểu hết được bài hát không, chắc là chưa. Điều cảm nhận được rõ nhất bây giờ là “appreciation” với một tác phẩm sâu sắc như vậy. Chỉ biết là qua mỗi chuyến đi, mỗi khi già hơn thêm một chút, lại thấy bài hát hay hơn nữa, thấm hơn nữa, vì mỗi lúc như vậy mới trải nghiệm thêm được một chút ít của cuộc sống để có thể hiểu được những triết lý và tâm sự ở trong đấy!

Tớ mê những giọng hát mộc như của Bob Seger. Nếu bạn nghe “Against the wind”, bạn sẽ thấy từ giai điệu, giọng hát, ca từ… nó đều đến từ bản năng, là chảy ra từ máu và hơi thở. Bạn sẽ hiểu rằng nếu không phải là một người sinh ra với âm nhạc chảy trong huyết quản và trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống với những cảm xúc chân thành, thì sẽ không bao giờ có được những tuyệt phẩm như thế. Nghe Bob hát với những day dứt khôn nguôi trong từng tiếng khàn nhả chữ thô mộc, ta như không phải chỉ là nghe một bài hát, ta đang nghe lời tâm sự của bố vào một buổi chiều tà. Khi viên mặt trời tròn vo đang tan dần đi trong ly Chardonnay bố uống, bố bắt đầu kể cho bạn nghe câu chuyện về cuộc đời mình và câu chuyện ấy mang đầy những hoài niệm và nuối tiếc bằng những tiếng thở dài. Và rồi hối tiếc nào cũng sẽ đi bay theo ánh hoàng hôn đang khuất dần sau những rặng núi đá…

Chắc ai cũng có những “against the wind” riêng trong playlist của mình, những bài hát mà mỗi năm tháng qua đi lại hiểu chúng nhiều hơn và lại thấy yêu chúng hơn biết bao nhiêu!

Thỉnh thoảng, tới một tuổi nào đó, nghe một bài hát từ rất xưa bỗng nhiên rơi nước mắt và bắt đầu nghĩ về những tháng ngày đã qua của cuộc đời mình. “Sometimes, you just listen to a song, and you cry, for no particular reasons, do you know?”. Lời ông cụ lom khom đứng bán Wendy’s khi tớ ghé qua mua đồ và lẩm bẩm vài câu hát của Bob.

Nếu hỏi list bài hát đi roadtrip của tớ là gì thì sẽ là ngập “Against the wind”, “Turn the page” của Bob Seger; “Fast car”, “Give me one reasons”… của Tracy Chapman; “Father and son”, “Cats in the cradle” của Cat Stevens… rồi “Ironic” của Alanis Morrisette, và gần đây nữa là “Riding to New York” của Passenger… Chúng đều là những bài hát kể về những hành trình, những tình yêu với những hối tiếc, nhưng đều là những hối tiếc khiến bạn phải bật khóc vì chúng quá đẹp, và ai cũng sẽ thấy một phần của đời mình trong đó… chúng luôn hợp cho những chuyến đi xa và cô đơn.

“I stood proud, I stood tall
High above it all
I still believed in my dreams”

Hậu quả của bài viết này là tại Forrest Gump đấy!

#justformyself

#tâmsựđêmphia

 

#474: FORREST GUMP – ĐỜI NGƯỜI CÓ MẤY LẦN 10 NĂM CHO MỘT BỘ PHIM

1. “Life is like a box of chocolates. You never know what you’re gonna get”. Nếu cuộc đời là một sự bí ẩn và khó lường như một hộp socola…
“Life is like a box of chocolates. You never know what you’re gonna get”. Câu nói kinh điển của Forrest Gump trên chiếc ghế đá công viên cũng chính là câu chuyện của đoàn làm phim Forrest Gump ngoài đời. Khi bộ phim ba chìm bảy nổi, trải qua đủ mọi gian truân cùng nhiều cung bậc của cảm xúc với những kết quả không ai có thể ngờ tới từ khi bắt đầu.
Có thể có bạn chưa hiểu được ý nghĩa câu nói kinh điển này. Vì văn hóa của mình ít khi được ăn socola hay được mở những hộp socola được tặng làm quà. Mỗi một hộp socola khi mở ra, sẽ có rất nhiều loại socola khác nhau trong đấy, với nhiều hình thù, nhiều thành phần nhân và cả hương vị khác nhau, thậm chí có lúc phải bóc ra hết từng lớp giấy bạc và ăn mới biết chúng khác nhau thế nào. Nên nếu lấy đại một viên, bạn sẽ không thể biết chắc chắn viên ấy có mùi vị hay nhân gì. Và câu chuyện để Forrest Gump ra đời cũng như việc chọn đại những viên socola, đã phụ thuộc vào sự lăn lóc của may mắn và số phận như vậy đó!
Forrest Gump là tên một cuốn tiểu thuyết của nhà báo Winston Groom (1943 – 2020). Ông kể rằng ngày nhỏ, ở vùng quê nghèo miền nam xa xôi ở Alabama, được bố kể cho nghe câu chuyện về một cậu bé bị ngớ ngẩn, luôn luôn bị những đứa trẻ con xung quanh bắt nạt và bị coi là vô dụng. Thế rồi một ngày, mẹ mua cho cậu bé một cây đàn piano. Khi vừa ngồi vào cây đàn, cậu bé bỗng nhiên có thể chơi đàn giỏi như một thiên tài. Mọi người không thể hiểu được rốt cuộc cậu là một thằng bé bị ngớ ngẩn hay là một thiên tài khác người?
Vào những năm 60’s,70’s, là thời kỳ nhiều biến động lịch sử của nước Mỹ với chiến tranh, biểu tình, hippy, ám sát, rock and roll… Winston chợt nảy ra một ý tưởng: Tại sao không lấy hình tượng một con người ngớ ngẩn như thế trở thành một anh hùng của thời đại này? Ý tưởng thôi thúc Winston khiến ông mỗi ngày say mê với những quan sát cuộc sống, ngày qua ngày, những chiếc notes đầy dần và vào năm 1986, cuốn sách Forrest Gump ra đời.
Lúc đó, nó là một tác phẩm… flop. Toàn nước Mỹ chỉ bán được 30.000 bản và không để lại bất kỳ dấu ấn gì đặc biệt. Cuốn sách sau đó có được một số người cảm thấy tiềm năng và thử viết lại thành kịch bản nhưng có lẽ cốt truyện chưa quá sâu và đặc sắc, lại đậm nhiều chất văn hóa chính trị lịch sử dễ gây xung đột và quan điểm với nhiều người nên tất cả chỉ là những bản nháp cho vui. Forrest Gump lúc này là là một câu chuyện drama và khá tăm tối. Trong số những người quan tâm tình cờ tới cuốn sách có Wendy Finerman, một nhà sản xuất phim độc lập. Bà rất thích câu chuyện và thử biến nó thành một bản kịch bản với nhân vật Forrest Gump là một người bị hội chứng Savant, và gửi đi nhiều nơi, trong đó có cả những studio lớn như Warner Bros, nhưng chẳng bao giờ nhận được hồi đáp.
Kevin Johns – lúc này đang là người chuyên lọc và chọn kịch bản mỗi ngày để chọn ra tác phẩm nào có thể sản xuất cho hãng Warner Bros. Cũng giống như “a box of chocolates”, mỗi ngày ông sẽ có một cái hộp to đùng chứa đủ các cuốn kịch bản khác nhau và ông chỉ có thể nhắm mắt chọn đại mỗi ngày 2 cuốn để đọc và với số lượng kịch bản rất nhiều gửi về hàng ngày, đôi lúc vớ được một kịch bản hay đó là sự may mắn và còn phụ thuộc vào… tâm trạng và gu ngày hôm đó nữa. Kịch bản Forrest Gump chắc đã ở trong thùng nhiều năm rồi, và ngày hôm đó Kevin đã nhón tay lấy đại ra để đọc. Ngay lập tức, ông đã thấy trái tim mình rung động, ông đặc biệt thích tình tiết cậu bé Forrest “crush” cô bé Jenny thủa nhỏ. Ông nói cũng vào cùng thời gian đó khi ông còn là cậu bé, cũng đã có crush với một cô bé cùng trường như vậy. Cả tuổi thơ và thanh xuân bỗng ngập về thật nhiều cảm xúc!
Kevin rất hứng thú và rất muốn gửi lên cho sếp duyệt khám phá của mình mặc dù lúc này trong lòng ông vẫn cảm thấy có điều gì đó vẫn chưa ổn với kịch bản, nhưng ở đâu đó lấp lánh một câu chuyện cực kỳ thú vị, nhân văn và có gì đó đặc biệt rất khó tả. Ông và Wendy Finerman (người gửi kịch bản sang Warner Bros) rất hào hứng và rất nỗ lực để xin được cấp ngân sách làm phim. Tuy nhiên, “đen” sao, năm đó (1988), bộ phim Rainman do Dustin Hoffman thủ vai dựa trên câu chuyện có thật về Kim Peek, một thiên tài bị mắc hội chứng Savant, đã đoạt được nhiều giải thưởng trong đó có giải thưởng quan trọng nhất là giải Oscar. Forrest Gump chưa kịp thai nghén thì Warner Bros dẹp cái bẹp, với lý do: Một Rainman với tuýp nhân vật bị Savant Syndrome thế là quá đủ rồi, mà cũng làm sao mà vượt qua được Rainman nữa! Một lý do bị từ chối vô cùng lãng xẹt!
Một lần nữa, kịch bản phim quay trở lại vào trong cái hộp.
Tưởng như Forrest Gump sẽ mãi mãi nằm yên trong cái hộp đó thì một thời gian sau Kevin… chuyển chỗ làm. Ông đã chuyển từ Warner Bros đi sang làm cho Paramount. Sang vị trí mới và công ty mới, Kevin được lên chức giám đốc điều hành nên khả năng được thực hiện những tác phẩm ông mong muốn dễ dàng hơn. Forrest Gump vẫn quẩn quanh trong lòng, nên đây là lúc ông lại mở lại cái hộp và mang trở lại kịch bản lên trên bàn làm việc.
Wendy, cô producer say mê kịch bản Forrest Gump từ thủa ban đầu và là người đã luôn có niềm tin mãnh liệt với ý tưởng này lúc nào cũng vẫn tìm đủ mọi cách để có thể thực hiện được bộ phim. Lúc này, cô đang chuẩn bị sản xuất bộ phim Postman, với mong muốn Tom Hanks sẽ đóng vai chính và người chấp bút kịch bản là biên kịch vô cùng tài năng Eric Roth. Ai dè Kevin Costner nhảy vào tranh vai của Tom Hanks và cũng đẩy luôn đội của cô ra khỏi phim. Bộ ba tài năng Wendy, Tom Hanks và Eric Roth bỗng nhiên bơ vơ vì họ đang có biết bao điều muốn làm với nhau. Tuy nhiên Wendy không hề buồn, bởi vì cô nghĩ đó là lúc cô quay lại với Forrest Gump, thứ mà cô vẫn luôn đau đáu trong lòng như Kevin Johns.
Vì kịch bản hiện tại của Forrest Gump lúc này đang còn rất nhiều lợn cợn và có điều gì đó vẫn thấy “not right yet”, cô bèn thử hỏi biên kịch Eric Roth xem ông có hứng thú không, sẵn tiện vừa đang thất nghiệp vì bị thằng cha Kevin Costner đuổi việc. Ai dè chỉ lướt qua vài dòng của cuốn sách, vị biên kịch tài năng đã gật đầu cái rụp. Họ thì thầm với Tom Hanks, lúc này đã là một ngôi sao có tiếng, để góp một tiếng khi đem ý tưởng đi pitch cho ông chủ Paramount. Lúc này Tom Hanks cũng chưa hiểu đầu cua tai nheo của cái kịch bản tròn méo thế nào, chỉ được nghe hứa hẹn là “hay lắm, tuyệt vời lắm, anh đóng thì là đỉnh nhất rồi, thôi anh đồng ý giúp đi”. Thế là Tom Hanks cũng gật đầu giúp.
Kevin Johns dẫn bộ ba lên pitch với ông chủ Paramount. Họ hồi hộp lo lắng vì đã nhiều năm kịch bản bị đá qua đá lại như quả bóng và không ai quan tâm rồi, liệu lần này có Tom Hanks mọi việc có tốt hơn không? Tom Hanks thì không biết phải pitch vai diễn của mình thế nào vì còn chưa hiểu là kịch bản nói về cái gì. Họ xúi Tom: “Lên pitch cứ hài hước hết cỡ vào, hài bỏ mẹ thật lực vào”. Trong khi câu chuyện gốc lúc này vẫn là dark drama, chẳng có chút gì hài hước. Ấy vậy mà Tom Hanks đã làm cho ông chủ Paramount phấn khích đến nỗi: “OK, thế thì muốn khi nào quay?”. Mọi người bị choáng váng vì không ngờ lại dễ tới mức như thế, Wendy còn phải xua tay phanh vội: “Ôi ôi từ từ vì còn phải… viết kịch bản cái đã”.
Và thế là, được một cái đèn xanh bật lên cho tương lai của Forrest Gump. Eric Roth bắt đầu quá trình viết say mê của mình. Ông thay đổi rất nhiều câu chuyện gốc và chuyển đổi nhiều tình tiết, nhiều câu nói mà sau đó đã thành những phân đoạn và câu nói kinh điển. Trong truyện gốc, câu nói: “Being an idiot is no box of chocolates” (làm một kẻ khờ dại chẳng bao giờ là một món quà) đã được ông sửa lại thành: ““Life is like a box of chocolate, you never know what you’re gonna get”. Câu nói được nói bằng cái giọng deep south ngờ nghệch của Forrest lại nghe như một câu thơ, đã trở nên kinh điển vì gây xúc động không biết cho bao nhiêu con người, vì cuộc đời là những ngã rẽ khó lường, những điều bạn sẽ chẳng bao giờ ngờ tới, nhưng mà đó mới chính là cuộc đời. Mẹ Eric cũng hay có câu nói: “Handsome is as handsome does” , ông bèn đem câu đó vào kịch bản thành: “Stupid is as stupid does”. Câu nói này có nghĩa rằng đừng phán xét một người dựa trên vẻ bề ngoài, mà bằng hành động của người đó, nó được đổi thành “stupid” và được thốt lên từ miệng một cậu bé bị coi là “stupid” mà nghe chẳng stupid một chút nào, nó thể hiện một sự chân thành và chính xác đến tột độ ý nghĩa của câu nói, mà không phải cần thêm bất cứ sự diễn giải dài dòng nào. Khi viết lại kịch bản, Tom Hanks đã được định sẵn là Forrest Gump, nên Eric đã có sẵn một hình mẫu để phát triển nhân vật. Có thể nói, nhân vật Forrest sinh ra là để dành cho Tom Hanks, từ thủa ban đầu!
Sau nhiều tháng chỉnh sửa để cảm thấy khi nào nó bớt “sai sai” thì thôi, tưởng sắp bắt đầu bấm máy được rồi. Ai dè kịch bản gần xong thì anh chủ Paramount… nghỉ việc, chuyển qua một chị chủ mới: Sherry Lansing. Mọi người lại run cầm cập vì không biết chị chủ mới có chịu không, vì lại phải pitch lại từ đầu, mà mới là rất hay bị ghét cũ. Chị Sherry Lansing, chủ mới của Paramount lại còn nổi tiếng là đỏng đảnh và khó chiều!
Tuy nhiên, có lẽ vì kịch bản mới quá xuất sắc nên chị Sherry đã thông qua cho ngân sách 55 triệu đô. Tuy không phải là cao lắm như mong ước (vì câu chuyện nhiều yếu tố lịch sử nên chắc chắn khá tốn kém). Mọi người vẫn hỉ hả hạnh phúc vì cuộc cách mạng này!
Nhưng tới giờ lại đau đầu để tìm diễn viên và… đạo diễn. Đội Kevin và Wendy rất thích Robert Zemeckis, một đạo diễn nổi tiếng là hơi điên điên và khác người nhưng lại sẵn sàng làm những điều gì mới mẻ. Nhưng với budget này thì e rằng hơi khó vì lúc này Robert đang khá high profile. Nghĩ sao budget vậy mà mời đạo diễn của Back to the Future? (bộ phim kinh điển gây địa chấn và đi qua hết tuổi thơ của 8x, 9x). Rồi họ không thấy ai hợp đóng vai mẹ Forrest hơn là Sally Field, mà phim nào trước đó Tom Hanks và Sally vừa đóng vai… tình nhân hôn nhau đắm đuối xong, giờ đóng vai mẹ con quả thật kỳ hơn cả lạ kỳ. Thích mà lại còn ít tiền nhưng mà vì thích nên cứ… nhích. Ấy vậy mà còn chưa kịp hỏi giá các anh chị bao nhiêu, Robert Zemekis đồng ý không cần chớp mắt, có lẽ gặp đúng người điên tài năng level cao nên đã ngay lập tức nhìn ra được sự tiềm năng và một thế giới bao la để thể hiện ở cái kịch bản. Sally thì cũng không thành vấn đề, phim trước hôn môi thì thôi phim này hôn… trán cũng được, vai diễn hay thế này có điên mà từ chối!
Nhưng rồi nghĩ là vị trí khó nhất tìm được hết rồi mà gần đến ngày quay vai tưởng không đến nỗi nhất là vai Forrest lúc bé lại vẫn… chưa tìm ra. Forrest không phải là một nhân vật bình thường, đó là một đứa bé bị ngớ ngẩn, ngây ngô. Kiếm một đứa trẻ con đủ tinh tế và khôn ngoan để đóng ngây ngô ư? Quá khó, vì ngây ngô là ở cái thần thái. Nhưng ngây ngô thật thì khó mà… đóng phim được. Đoàn như nước sôi lửa bỏng vì tìm hoài không ra mà ngày quay đã sắp cận kề!
Lúc này, ở miền quê xa xôi ở Mississippi: Michael Conner, một cậu bé nhà quê đang ngồi trước cửa nhà thì được mẹ gọi ra đọc cho một mẩu tin quảng cáo tìm diễn viên. Sẵn tiện cũng chẳng có việc gì làm lại chưa được đi máy bay bao giờ, cậu bé nhà quê tò tò đi theo mẹ tới Memphis để cast.. Vừa bước chân vào phòng cast, về ngây ngô ngớ ngẩn thuần túy, chưa từng diễn xuất và cái giọng nhà quê miền nam đặc sệt của Michael đã khiến casting director đứng bật dậy suýt khóc. “Thằng bé Forrest Gump đây rồi”, mọi người vui mừng rớt nước mắt.
Câu chuyện thú vị về Michael đó là cậu bé ngây ngô có “thần thái” luôn chứ không cần phải cố diễn mà ra. Nhưng ngây ngô lại vừa đủ mang lại sự tự nhiên thuần túy phù hợp với vai diễn chứ không phải là của một diễn viên không biết diễn (cho dù Michael chưa từng diễn xuất bao giờ). Chính vì những biểu cảm ngớ ngẩn thuần túy đáng yêu chân thành ấy, và đặc biệt cái giọng miền nam nhà quê đặc sệt ấy đã khiến cả Robert và Tom vô cùng được inspired và thích thú.
Ban đầu, Tom Hanks vốn dĩ sẽ không hề có cái giọng nói nhà quê rằn rặt đó mà sẽ theo lẽ thường tình nói với cái giọng “quốc ngữ” dễ nghe nhất. Nhưng khi gặp được Michael, anh quyết định học theo từ giọng nói đến mọi cử chỉ, dáng vẻ ngây ngô của cậu bé. Tom quan sát Michael cực kỹ lưỡng, luôn tự hỏi với dáng vẻ này khi Forrest lớn lên thì sẽ thế nào. Và có thể nói, sự xuất hiện của Michael đã làm nên cá tính và hình bóng nhân vật xuất sắc của Forrest khi lớn lên, và trở thành một vai diễn iconic để đời cho Hanks và là thứ làm nên linh hồn cho bộ phim. Nếu không phải có những vị đạo diễn tinh tế và những diễn viên tài năng xuất chúng như Tom, có lẽ chưa chắc đã có được những sự thay đổi kỳ diệu như thế.
Bộ phim cũng góp phần phát hiện ra một tài năng kinh điển, đó là việc tìm ra được Haley Joel Osment, cậu bé đóng vai con trai của Forrest. Chỉ không lâu sau đó, Haley tỏa sáng trong The Sixth Sense và là diễn viên trẻ thử hai trong lịch sử được đề cử giải Oscar (người trẻ nhất là Tatum O’Neal, đoạt giải năm 10 tuổi). Việc phát hiện ra Haley cũng rất tình cờ. Đó là khi cô casting director đang nằm nghỉ ở khách sạn và xem được một mẩu quảng cáo Pizza Hut mà Haley xuất hiện chưa tới một giây!
Cuộc đời nó cứ khó lường như hộp socola vậy đó!
2. Và cơn điên của người đạo diễn… against all odds to make a masterpiece!
Với một budget có 55 triệu đô, mà bối cảnh câu chuyện lại trải dài qua nhiều thập kỷ, lại đúng thời kỳ lịch sử biến động, diễn viên quần chúng lại vô cùng đông đúc. Bài toán đau đầu với đội Production Designers và đội sản xuất. Cuối cùng, họ tìm được một địa điểm lý tưởng nhất ở Beaufort, South Carolina để quay phim. Nơi đây có đủ khung cảnh của một vùng nhà quê Alabama, nhưng vẫn có cánh đồng, mấy cây dừa cậy cọ để làm… Việt Nam. Thế là kế hoạch là nửa phố bên này là nhà của Forrest Gump, phía xa xa khu rừng để cho Forrest chạy, còn bên kia đường có cánh đồng ngô thì để làm… Việt Nam. Thật là tiện lợi!
Rồi, lại như những viên socola khó lường. Cứ ngỡ sau gần một thập kỷ, bộ phim đã có thể bắt đầu quay, thì bỗng nhiên chị Sherry, giám đốc của Paramount bị một cơn panic attack sau khi… đọc lại kịch bản và lên cơn kẹt xỉ. Chị gọi điện cho đoàn và đòi cắt giảm ngân sách xuống hẳn… 10 triệu đô. Nghĩa là lúc này chỉ còn có 45 triệu đô. Nghĩ sao 45 triệu đô mà quay được cả mấy thập kỷ, sang Việt Nam, tới Washington, về lại Alabama, gặp Elvis, gặp Kennedy, gặp John Lennon…? Sherry bảo, bọn mày rườm rà quá, bỏ hết cái trại tôm với cửa hàng bán tôm đi, bỏ hết Việt Nam, đi, bỏ hết các cảnh chạy đi, bỏ hết, bỏ hết…
Bỏ hết, bỏ hết cho người, nên bỏ luôn cả mắt môi nụ cười của đạo diễn. Robert Zemeckis, đạo diễn lúc này tức lòi mắt, hơn ai hết, một bộ phim mà phải bỏ đi bao nhiêu tình tiết và tâm huyết như vậy thì cái phim còn cái mẹ gì? Producer với đạo diễn hay bị lệch nhau là vì thế. Producer vốn chỉ nghĩ tới việc làm sao tiết kiệm tiền tốt nhất có thể, còn đạo diễn thì đã có đầy đủ những lý do và ý tưởng trong đầu họ để biết những gì là cần thiết cho giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của tác phẩm. Mà hai bên không hiểu được nhau, thì đó luôn là một thảm họa.
Rob nhất định không chịu thương lượng. Quá tức giận, Sherry bảo, giảm 10 triệu đô, hoặc là khỏi làm phim!
Thế là động vào máu điên của anh. Rob bảo, đã thế… tao và Tom bỏ tiền túi của tao bù vào quay đấy cho sáng mắt ra!
Và sau những trận đánh nhau tòe mỏ vậy, thì phim cuối cùng cũng… được quay!
Nhưng tiền chưa phải là vấn đề đau đầu nhất với Producer. Buổi quay đầu tiên với Tom Hanks, khi anh cất cái giọng deep south quê mùa nhừa nhựa hiếm khó có tìm trước giờ trên màn ảnh như vậy lên và những thước phim này được gửi về cho chị Sherry duyệt thì chị lại tiếp tục tăng xông. Chị lăn ra giãy đành đạch và nói Tom không thể nào lại đi nói cái giọng quê mùa như thế lên phim được. Lên phim là phải đẹp phải thơ chứ ai lại nói cái giọng lờ nờ iem như thế được? Chị bảo không được là không được.
Đạo diễn xông cũng theo lên cùng chị và gào lên: “Bố cứ làm đấy, kệ mẹ bọn mày”. Nguyên văn của anh là: “Fuck the studio” (Studio chính là Paramount của chị Sherry).
Và thế là anh cứ quay như thế đấy, chị cũng trót bỏ tiền rồi, trời không chịu đất thì đất phải chịu trời thôi. Robert là đạo diễn nổi tiếng khác người và khó tính, máu điên lúc nào cũng hừng hực. Đôi lúc mọi người làm việc theo mà cũng khó lường và cũng không chắc những thứ khác người và quá mới, ý tưởng quái dị và không theo lẽ thường tình ấy của ông có “work” hay không? Họ chỉ biết làm và chờ đợi xem kết quả là như thế nào. Đôi lúc đạo diễn cũng “bay” quá mà đoàn thì ai cũng sợ, ông đứng ra chỉ chỏ yêu cầu một hồi, cả đoàn gật đầu lia lịa ra vẻ hiểu lắm ok lắm, mà đạo diễn vừa khuất dạng là cả crew xúm vào mặt xanh lét: “Ủa, thế giờ… phải làm thế nào?”
Vì ít tiền nên một số cảnh quay sẽ chỉ thực hiện được một lần duy nhất mà thôi. Ví dụ cảnh quay bom Napalm nổ tại Việt Nam. Tài chính sẽ chỉ cho thực hiện một cú nổ duy nhất (nổ thật, vì lúc này chưa phải là thời của digital effect). Tất cả từng cái cây ngọn cỏ nổ cũng phải đúng vị trí chắc chắn. Diễn viên tập chay tập đi tập lại đến mệt nhoài, DP căng thẳng rải thảm máy quay khắp các góc để đảm bảo không được góc này thì phải được góc khác. Mọi người căng thẳng tột độ. Và rồi khoảnh khắc quyết định nổ bom cũng xong, lúc này mọi người mới phát hiện ra… không thấy đạo diễn đâu. Thì ra vì quá lo sợ 1 take không thể ăn đủ với một perfectionist và người đòi hỏi như Robert, ông í đã trốn tiệt đi một góc ngồi… nhắm mắt!
Và vì đạo diễn quá khó tính, khác người, perfectionist, mà tiền thì… ít nên cả crew lẫn Producer ở nhà luôn trong tình trạng căng não đầu bù tóc rối. Thế rồi vì không yên tâm, họ cử giám sát tới đoàn phim chỉ để kiểm soát độ “bay” và phần chi tiêu tài chính của đoàn. Michelle Manning, người được cử tới giám sát, sau này kể lại, bà bị ghét tới cùng cực chỉ vì cứ lởn vởn xung quanh đoàn phim. Chắc ai on set cũng hiểu cái cảm giác ngồi quay phim mà sản xuất hay… chủ nhà cứ ngồi đấy nhìn mình chằm chằm thì không có thoải mái làm được cái việc gì hết. Michelle bị ghét như tội phạm ghét… cảnh sát. Bà cứ lởn vởn gần chỗ đạo diễn làm việc là bị đạo diễn chửi và đuổi, nhiều lúc thấy mà nhục. Bà kể lại, có lần, cả đoàn đang ngồi ăn trong quán ăn, bà ăn lủi thủi một góc ngồi… ngó, bị đạo diễn nhìn thấy. Thế là ông lao ra chửi và đuổi, cả đoàn phim nghển cổ lên nhìn khiến bà không có chỗ mà chui.
Nhưng điều đáng yêu là… dù bị buộc theo lệnh sếp đi giám sát đoàn phim thế thôi nhưng trong lòng thì bà rất mê kịch bản phim và luôn ngấm ngầm thông đồng và giả điếc cho những lần “vi phạm” của đoàn.
Khi bộ phim đi vào phần kết, chỉ còn một sequence duy nhất để hoàn thiện nữa thôi, đó là sequence chạy vòng quanh nước Mỹ. Lúc này thì tiền cũng đã hết bố nó rồi. Sherry đương nhiên nói rằng sẽ không thể thông qua bất cứ đồng nào cho cảnh quay này và cương quyết loại bỏ sequence này. Một lần nữa, Rob lại bảo: “Fuck the studio”, và Michelle, cũng lại giả vờ giả điếc và thông đồng với đoàn để quay bí mật không để sếp biết. Tiến độ quay rất gấp rút vì phải đi khắp nước Mỹ. Có ngày phải bay 2 lần tới hai bang khác nhau, mượn cả em trai của Tom làm diễn viên đóng thế quay nơi khác cho kịp thời gian. Quay được gần xong còn mỗi cảnh kinh điển cuối cùng thôi thì… Sherry phát hiện ra. Thế là xông chị lại tăng vọt lên trời. Mà cảnh chạy cuối này phải là cảnh chạy ở Monument Valley (Utah) hoành tráng thì mới chịu, giữa sa mạc bao la rộng lớn cùng đoàn extras hàng chục con người, vô cùng tốn kém. Chị nghẹn lời bảo thế mày quay đại ở cái góc sa mạc nào ở California được không? Ủa sao mà được ????, hãy nhìn vẻ đẹp của Monument Valley đi, làm sao mà lấy đại trứng cá chép để thay cho trứng cá hồi được? Robert lại bảo, bố tự bỏ tiền bố quay. Và chỉ riêng cái cảnh chạy cuối này thôi mà đạo diễn và diễn viên chính lại phải móc ra hơn nửa triệu đô để hoàn thiện!.
Và độ điên của đạo diễn nó chưa dừng tại đây. Tới giờ, sau khi quay xong là tới đoạn… hậu kỳ. Nhớ rằng lúc này là before digital, chưa có kỹ thuật công nghệ nhiều cho điện ảnh và khái niệm tấm màn xanh còn vô cùng mới mẻ. Bộ phim chẳng có người ngoài hành tinh, siêu anh hùng hay quái vật gì cả mà lại cần hơi bị nhiều kỹ xảo. Khi quay, Robert luôn quay theo kiểu… cứ quay đi rồi tính. “Fix it in post”. Nhưng mà có lẽ vì điên thế thì mới nảy sinh ra các giải pháp phục vụ cho cái điên của anh và sau đấy chúng lại thành cuộc cách mạng công nghệ cho hậu kỳ điện ảnh. Hình ảnh anh trung úy Dan bị mất đôi chân sử dụng tấm màn xanh được làm mượt và thật đến nỗi khi phim phát hành xong câu hỏi được hỏi nhiều nhất là Gary (diễn viên đóng vai Trung úy Dan) có mất chân thật không? Rồi những cảnh bắt tay bắt chân với các vị tổng thống, biểu diễn cùng Elvis… được làm nuột và đẹp tới mức bộ phim đã được đoạt giải Oscar cho phần kỹ xảo. Mà lúc này, mọi thử nghiệm này đều là còn ở thủa sơ khai và thí nghiệm. Thế nhưng Robert đã làm được bằng cái sự điên và niềm tin mãnh liệt của mình.
Với một budget thấp và phải tự bỏ tiền túi ra, vậy mà soundtrack của Forrest Gump lại là soundtrack được coi là đỉnh nhất trong mọi thời đại. Lý do là lúc đó khi dựng phim, ý tưởng của Rob là muốn feature được toàn bộ những bài hit kinh điển nhất của nước Mỹ và chỉ của người Mỹ ở trong phim. Nhưng mà… tiền đâu ra mà mua bản quyền? Sherry thì nhất định là không rồi. Thế là Rob nói với chú dựng, ông cứ ném hết những bài đấy vào phim cho tôi, cứ dựng xong ra cái bản nháp đi, rồi gửi cho họ, họ chịu ưng bản nào cũng là tốt rồi! Chú dựng thì lại thích quá, được mời như cởi tấm lòng, cứ toàn những bài hay nhất, high profile nhất chú ném vào, và kết quả là chú ném tới hơn 30 bài hát kinh điển vào một bộ phim, thử hỏi chứ… ai mà mua nổi cho đủ?
Ấy nhưng lần nữa, cuộc đời là một hộp sô cô la… khi sếp xem xong bản dựng đầu tiên, sếp đã khóc tu tu và thôi sếp… mua hết toàn bộ số nhạc đó luôn, thậm chí có bản còn được gửi tặng vì nhạc của họ vào phim khiến họ còn cảm thấy như là một vinh hạnh nữa đó. Kết quả dẫn tới là bộ phim “nghèo” mà lại có được soundtrack hoành tráng vĩ đại nhất trong tất cả các soundtrack phim từ trước tới giờ!
Và rồi…
Bộ phim sau đó đã đứng thứ ba về doanh thu trong lịch sử các phim ăn khách nhất thời bây giờ. Robert và Tom mỗi người bỏ túi hơn 60 triệu đô, bõ công đầu tư lúc ban đầu. Nhưng hơn cả, những cơn mưa giải thưởng danh giá nhất trút xuống. Lần thứ hai liên tiếp trong hai năm, Tom Hanks đoạt thêm giải Oscar (năm trước vì AIDS mà được Oscar cho “Philadelphia” thì năm nay vì ngớ ngẩn mà cũng lại được Oscar), có lẽ Tom Hank là người ngán nhận được giải Oscar nhất trong các diễn viên vì ông nhận được quá nhiều!
Forrest Gump ra đời, mang lại một cơn địa chấn trong lòng khán giả Mỹ và cả thế giới. Đó là bộ phim mà ai yêu vô cùng yêu mà ai không thích thì cũng… vô cùng không thích. Chúng kể lại cả một thời thanh xuân và cả một thời kỳ lịch sử đầy biến động của nước Mỹ, tất cả được thu gọn lại qua cuộc đời của một anh chàng Forrest Gump ngớ ngẩn. Yêu hay ghét nó, còn cả phụ thuộc vào thời điểm bạn xem nó. Như Tom Hanks từng nói trong lần kỉ niệm 25 năm tuổi của Forrest Gump: “Đó là một bộ phim điên rồ, độc nhất vô nhị không còn gì phải bàn cãi. Đó là một bộ phim mà những khoảnh khắc ý nghĩa nhất có hợp lý hay không đều phụ thuộc vào thời điểm bạn xem nó”. Câu chuyện của Forrest Gump nó phong phú tới mức mỗi một thời kỳ, một giai đoạn, mỗi người xem sẽ cảm thấy những thông điệp, quan điểm khác nhau, các thế hệ cũng cảm nhận khác nhau và lúc nào cũng luôn tìm ra được mọi điều thú vị hay ý nghĩa, cảm xúc trong từng câu nói, phân cảnh hay một khuôn hình của bộ phim.
Bộ phim mang đặc sệt chất Mỹ, văn hóa Mỹ, con người Mỹ, lịch sử Mỹ. Nhưng điều tài giỏi của biên kịch, người đạo diễn, người dựng phim và tất cả những ai làm ra bộ phim đó: đó là đã tóm gọn lại tất cả những yếu tố ấy trong cuộc đời một nhật vật, mà lại còn là một nhân vật khác người. Nhưng nó lại chạm đến trái tim và lòng yêu nước, kỉ niệm thanh xuân của biết bao nhiêu thế hệ đã trải qua những khoảng thời gian lịch sử ấy. Và điều tài giỏi hơn nữa, nó đem văn hóa, lịch sử, con người Mỹ ra cả thế giới, từ local ra universal, để ai cũng hiểu câu chuyện, chứ không phải chỉ là người Mỹ bạn mới hiểu được những câu chuyện và triết lý trong đó. Đó có thể nói chính là đỉnh cao của một nhà làm phim và không phải ai cũng có thể đủ tinh tế mà làm được!
Gary Sinise, diễn viên đóng vai Trung úy Dan bị cụt chân trong phim. Cho dù đã không đoạt được giải Oscar cho vai diễn của mình, nhưng vai diễn lại mang về cho ông những điều ý nghĩa còn hơn cả thế. Hiệp hội cựu chiến binh đã mời Gary tới diễn thuyết với mục đích ủng hộ, hỗ trợ và truyền cảm hứng cho những cựu chiến binh đã chiến đấu và hy sinh một phần cuộc đời và thân thể họ để bảo vệ tổ quốc. Buổi gặp gỡ đã xúc động và ý nghĩa đến nỗi từ sau đó ông đã lập ra Gary Sinise Foundation, quỹ ủng hộ những cựu chiến binh đã chiến đấu vì đất nước và mang lại rất nhiều sự giúp đỡ tích cực và tài chính lẫn tâm lý cho họ. Với Gary, đó là điều ý nghĩa nhất mà vai diễn đã mang lại cho cuộc đời ông!
Bộ phim này thành công được tới mức như vậy là do có sự tổng hòa của những tài năng kiệt xuất may mắn được tụ lại với nhau. Thiếu bất cứ một nhân tố gì cũng chưa chắc có thể làm ra được một tác phẩm xuất chúng như vậy. Nếu không phải là một biên kịch quá tài giỏi, hiểu biết, làm sao có thể cải tạo ra được một nhân vật thú vị tới như vậy? Nếu không phải những producers có lòng tin tuyệt đời và kiên trì cả chục năm trời kiên quyết tìm đường đi cho Forrest Gump thì làm sao bộ phim có cơ hội được quay? Nếu không phải một Tom Hanks quá tài năng, tinh tế thì làm sao mang đến một Forrest Gump kinh điển trong lịch sử điện ảnh tới như vậy? Nếu không phải là một đạo diễn vừa điên, vừa kiên quyết, vừa đầy tự tin để against all odds kiên quyết thực hiện được tới cùng ý tưởng của mình thì làm sao bộ phim có thể sẽ chỉn chu tới được mức như thế? Nếu không phải là những nhà dựng phim và kỹ xảo quá xuất sắc, sẵn sàng làm thử cái mới thì sao có ra được những thước phim lịch sử như vậy? Và cuối cùng, cả một đoàn phim cũng sẵn sàng điên theo đạo diễn và có lòng tin tuyệt đối với đạo diễn, thì bộ phim mới có thể hoàn thiện. Thiếu đi bất cứ những nhân tố gì đều khiến cho bộ phim khó lòng mà hoàn hảo. Thế nên một bộ phim vĩ đại vẫn phải từ những cá nhân và cả một tập thể xuất sắc kết hợp. Cá nhân xuất sắc là người có thể dẫn dắt được cả một tập thể đấy cùng những người bạn đồng hành tài giỏi và chung chí hướng với mình!
Mặc dù bộ phim gặp phải vô vàn khó khăn, nhưng dường như cách sắp xếp của vũ trụ là tạo ra những khó khăn ấy là để chọn lọc ra được những cá nhân xuất sắc ấy được đến bên nhau, và những chướng ngại vật chỉ để tăng thêm tính sáng tạo và sự quyết tâm để họ chứng minh bản thân và tài năng của họ được tỏa sáng.
Thế nên, câu chuyện về hành trình để Forrest Gump ra đời là một câu chuyện mà khiến tớ thấy xúc động vô cùng khi được nghe kể lại. Nó là một câu chuyện vô cùng inspiring, encouraging với những người đang trên bước đường sự nghiệp làm phim như mình. Ai những thủa ban đầu, trừ khi quá may mắn vì có điều kiện về kinh tế, mối quan hệ, cơ hội… mà sẽ chẳng phải trải qua những chuyện bị từ chối, bị nghi ngờ khả năng, bị bế tắc, bị đổ bể khi mong muốn được thực hiện những tác phẩm của mình. Nếu vẫn còn bị từ chối thì cũng chưa chắc là vì bạn quá kém, ý tưởng của bạn quá tệ, tác phẩm của bạn chưa quá hay, có thể là vì bạn vẫn chưa đủ may để gặp được người nhìn ra bạn, chưa may mắn để tìm được những người bạn đồng hành ưng ý với bạn. Làm phim là một nghề vất vả và phải rất kiên trì về ý chí, phụ thuộc vào may mắn, nên điều đáng sợ là nếu bị chột ý chí thì rất dễ buông xuôi. Đương nhiên nếu làm để tồn tại và để cho vui là một chuyện, nhưng làm phim vì bạn nghĩ bạn có khả năng, bạn muốn được kể lại những câu chuyện của mình bằng sự say mê và tài năng của mình, kiên trì theo đường đã chọn, tin vào bản thân mình, thì đó là một câu chuyện hoàn toàn khác, bạn sẽ rất sợ discouragement. Phải vững tin, tin vào bản thân mình, kiên trì, kiên trì, và kiên trì! Có thể vũ trụ sẽ có một kế hoạch dành riêng cho bạn!
Mọi sự thành công vĩ đại đều không phải lúc nào cũng là một con đường trải đầy hoa hồng!
Nếu một tác phẩm vĩ đại như Forrest Gump (và rất nhiều tác phẩm kinh điển khác như Home Alone, Pretty Woman, Back to the future, the God Father…) đều đã từng bị xếp xó, bị từ chối, bị nghi ngờ, bị từng bỏ quên… thì cuộc đời này chắc chắn sẽ luôn có cơ hội cho bất kỳ ai, chỉ là bạn sẽ phải kiên trì và chờ… may mắn thôi, nothing is the end of the world!
Ảnh: Cảnh chạy cuối của Forrest Gump ở Monument Valley, Utah, tốn tới hơi nửa triệu đô của đạo diễn Robert Zemekis và Tom Hanks.
Bổ sung nguồn thông tin: Thông tin của câu chuyện hậu trường phim là từ series phim tài liệu “The movies that made us” về những bộ phim Mỹ thanh xuân kinh điển 7x,8x, 9x trên Netflix mọi người nhé!

#432: “Ruby” phim tốt nghiệp của Hà Kin. Phần 3: Và đây là điều đặc biệt của bộ phim…

Phần 1. Gây quỹ và “Ruby” (click) Phần 2. Ân-Hy và “Hương vị Cuộc sống” (click) Sau một khoảng thời gian, chiến dịch gây quỹ của Ruby đã quay trở lại trên kênh Gofundme (thay thế cho Indiegogo) https://www.gofundme.com/beve92pf 3. Vậy, “Ruby” có gì đặc biệt? Cả Ruby và Ân Hy sẽ trong phim sẽ được diễn bởi chính Ruby và Ân Hy ngoài đời Cả 2 bé đều sẽ trổ hết tài năng của mình trong phim. Một cô bé Ruby diễn rất hay và có đôi mắt làm… Read More

Read More

#427: Hãy xem một bộ phim tài liệu…

(Ảnh, tớ quay nhân vật phim tài liệu của mình) Đi học ở trường phim, đa phần là thú vị và nhiều hứng thú. Nhưng có một điều luôn khiến tớ sợ hãi và phải rèn luyện vượt qua bản thân mình: Đó là bắt buộc PHẢI xem những bộ phim mà mình không bao giờ muốn xem. Càng đi học và càng tìm hiểu sâu thì càng thấy rằng những người quay phim, tư duy về phim tốt, dựng phim tốt lại tập trung rất nhiều ở những bộ… Read More

Read More