𝐓Ộ𝐈 𝐏𝐇Ạ𝐌 𝐕À 𝐍Ạ𝐍 𝐍𝐇Â𝐍 𝐁Ị 𝐗Â𝐌 𝐇Ạ𝐈 𝐓Ì𝐍𝐇 𝐃Ụ𝐂: 𝐍𝐇Ữ𝐍𝐆 Đ𝐈Ề𝐔 CƠ BẢN 𝐁Ạ𝐍 𝐍Ê𝐍 𝐁𝐈Ế𝐓!
Note: “Tội phạm tình dục” bao gồm “xâm hại TD”, “quấy rồi TD”, “tấn công TD”… nói chung
Một số sự thật bạn nên, hay là bắt buộc phải hiểu về tội phạm tình dục/tấn công tình dục và tâm lý nạn nhân đó là:
𝐈. ̲𝐕Ề 𝐓Í𝐍𝐇 𝐓Â𝐌 𝐋Ý/𝐁Ệ𝐍𝐇 𝐋Ý 𝐇Ọ𝐂:
1. Sự tổn thương tâm sinh lý của nạn nhân bị tấn công/xâm hại tình dục là một trong những loại tổn thương mang 𝐭í𝐧𝐡 𝐜𝐡ấ𝐭 𝐩𝐡á 𝐡ủ𝐲 𝐥ớ𝐧 𝐧𝐡ấ𝐭 đối với một con người. Nó có thể theo nạn nhân đến cuối cuộc đời, chảy âm ỉ trong lòng như nham thạch. Tùy vào hoàn cảnh, bản lĩnh tâm lý, môi trường và sự may mắn của mỗi người mà nạn nhân có thể vượt qua hay không là khác nhau. Nhưng có những nạn nhân thậm chí lại trở thành kẻ lạm dụng người khác do sự phá hủy từ chính việc là nạn nhân. Sự đau đớn tủi nhục không chỉ ở nạn nhân mà còn với người thân của họ, mức độ nhiều khi không hề kém cạnh, thậm chí còn bùng nổ hơn cả chính nạn nhân.
2. Chừng nào kẻ thủ ác còn nhơn nhơn thì nỗi đau đớn tủi nhục và căm hận trong lòng nạn nhân còn sẽ không bao giờ mất đi, cho dù là thời gian có bao lâu đi chăng nữa. Vậy nên, đây cũng là loại tội phạm được một số nơi đề xuất ở mức án tử hình, vì đôi khi cả cái chêt và sự trừng phạt cao nhất của pháp luật cũng chưa chắc làm nguôi ngoai được nỗi đau của nạn nhân và người thân của họ. Vậy nên không nên ngạc nhiên khi cả mấy chục năm sau, nạn nhân vẫn mang nỗi hận rất lớn trong lòng mỗi khi bị khơi gợi lại nỗi đau.
3. Sự vượt qua cú sốc tinh thần của mỗi nạn nhân là toàn khác nhau, tùy thuộc vào tâm sinh lý, sự tự chữa lành, hoàn cảnh, môi trường gia đình và xã hội, thời thế, nhận thức mỗi người khác nhau. Và với nhiều người nỗi đau luôn âm ỉ trong lòng không bao giờ mất đi, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi sau nhiều ngày nhiều tháng, nhiều năm, thậm chí một vài chục năm sau nạn nhân mới lên tiếng, và họ vẫn mang nỗi phẫn uất giữ nguyên trong lòng như chuyện mới từ hôm qua. Thời thế khác nhau, nhận thức của xã hội và bản thân mỗi người cũng đã thay đổi nhiều, ngày nay nhiều người đã dũng cảm để lên tiếng nhiều hơn dù là chuyện của quá khứ đã rất xa! Nên ngày xưa họ không dám lên tiếng, thì bây giờ họ lên tiếng. Đừng ngạc nhiên vì điều đó!
4. Các nạn nhân hay có tâm lý về sự đổ lỗi cho bản thân. Cho rằng lúc đó tại sao mình không phản kháng lại tốt hơn? Tại sao mình lại hớ hênh để chuyện đó xảy ra? Cho rằng tại sao mình đã không dám lên tiếng? Tại sao mình lại thiếu hiểu biết? Trong mọi trường hợp, hãy hiểu rằng. Khi bạn đã là điểm ngắm, là con mồi của kẻ hiếp dâm, thì nghĩa là bạn đang ở các hoàn cảnh dễ bị tổn thương, thiếu sự đề phòng và tự vệ kém nhất. Lúc đó, không một ai có thể chống đối hay làm được “tốt hơn” được cả!
5. Các nạn nhân khi xảy ra chuyện cũng rất dễ bị mắc bẫy, bị thao túng tâm lý do hoàn cảnh đặc biệt không muốn bị mang tiếng là bị hiếp dâm, áp lực từ gia đình, xã hội. Tâm sinh lý lúc này cũng đang rất rối loạn. Có rất nhiều bẫy bị giăng ra như dụ tiền bạc, dụ nhận có mối quan hệ tình cảm, những sự hứa hẹn… nhưng thực chất chỉ để làm bằng chứng cho các nạn nhân sau này sẽ há miệng mắc quai. Mà nạn nhân thì luôn dễ bị gài bẫy và bị tấn công hơn.
6. Sự lên tiếng của nạn nhân cần phải được trân trọng và ủng hộ: Dẫu biết rằng một tội phạm tấn công tình dục trót lọt không có sự tố cáo sẽ tiếp tục dẫn tới các nạn nhân tiếp theo. Nhưng không ai bắt bất cứ một nạn nhân nào phải có trách nhiệm lên tiếng, để bảo vệ hay tố cáo thay cho những nạn nhân khác, vì sự tổn thương, hoàn cảnh, tâm sinh lý của mỗi nạn nhân là khác nhau. Tuy nhiên, tất cả nên hiểu rằng, nếu một nạn nhân lên tiếng, đó là điều vô cùng tốt đẹp và cần khuyến khích, không phải là điều để bị dè bỉu hay chỉ trích. Bởi vì nhờ những tiếng nói đó mà rất nhiều nạn nhân khác sẽ được giải tỏa và sẽ phòng chống được cho các nạn nhân tương lai. Nếu bạn ngăn chặn và chỉ trích, coi thường những sự lên tiếng này, tư cách và nhận thức của bạn không khác gì một kẻ hiếp dâm!
7. Đây không phải là loại hình nạn nhân mà ai cũng vui vẻ hay sung sướng, bất chấp để tự hào khoe khoang, vạch ra cho cả thiên hạ biết. Nhất là với những người đã có gia đình, con cái ổn định sau nhiều năm. Nên trừ khi người đó có vấn đề về bệnh tâm lý, hay được rất nhiều tiền/lợi ích cực lớn, mà rất nhiều tiền hay lơi ích nhưng cũng phải có tâm sinh lý bất thường, bất chấp (sociopath), thì mới coi đó là công cụ để vùi dập, tố cáo người khác, kêu gào lên cho cả thiên hạ biết thằng đó đã hiếp tôi. Nên nếu ai coi nạn nhân tố cáo vì họ hận tình/mưu đồ nhưng không có tính logic cụ thể với mỗi trường hợp thì hãy thận trọng trong lời tố cáo, chỉ trích của mình, và hãy xem xét lại xem tư duy của mình cũng có đang bị lệch lạc hay không (nếu còn ở dạng tự biết được).
8a. Nạn nhân tình dục là bao gồm 𝐦ọ𝐢 𝐠𝐢ớ𝐢 𝐭í𝐧𝐡, 𝐦ọ𝐢 𝐥ứ𝐚 𝐭𝐮ổ𝐢, không chỉ là trẻ em gái hay phụ nữ.
8b. Xâm hại/tấn công tình dục có thể diễn ra dưới 𝐫ấ𝐭 𝐧𝐡𝐢ề𝐮 𝐡ì𝐧𝐡 𝐭𝐡ứ𝐜 𝐤𝐡á𝐜 𝐧𝐡𝐚𝐮: tác động vật lý hay tâm lý, trong hay là ngoài.
9. Đặc thù đây là một loại tội phạm 𝐫ấ𝐭 𝐤𝐡ố𝐧 𝐧ạ𝐧 𝐯à 𝐧𝐡ụ𝐜 𝐧𝐡ã, nên việc đồng thuận, bao che hay ủng hộ và hùa theo loại tội phạm này có 3 trường hợp:. 1 là vì bị thao túng tâm lý, vì những lợi ích cụ thể, hay bị đe dọa khiến buộc phải đi trái với lương tâm, bất chấp luân thường đạo lý và dư luận để hùa theo hay bao che cho kẻ thủ ác. 2 là hệ đồng phạm. Tức là chính bản thân bọn chúng cũng có tư tưởng hiếp dâm, đổ lỗi tại nạn nhân, có những hoạt động tương tự hoặc thậm chí nhận thức rằng đó là việc “cũng bình thường”, vì chúng cũng làm thế và không thấy sai (hệ psychopath). Thứ ba là sự kém hiểu biết về pháp luật, tâm sinh lý, và nhận thức xã hội về loại tội phạm này. Họ rơi vào các thành phần bị giáo dục kém, lệch lạc, không hiểu tâm sinh lý của người khác, thích nói cho sướng mồm, thỏa mãn sự ngu dốt và kém hiểu biết, lệch lạc của bản thân.
10. Đây là loại tội phạm khi vào tù lại bị chính những kẻ tội phạm khác khinh bỉ nhất, đặc biệt là loại hiếp dâm trẻ em (Pedophilia). Những đối tượng này rất hay bị hiếp dâm lại chính bởi các tù nhân khác, vì loai hiếp dâm là một trong những thể loại tội phạm hèn hạ mà ngay chính những kẻ tội phạm khác còn căm ghét. Và việc bị hiếp khiến cho chúng một phần hiểu việc bị xâm phạm thân thể người khác nó đau đớn và nhục nhã tới thế nào.
11. Kẻ hiếp dâm/tấn công tình dục không thể ăn năn hối cải: Đây là một dạng 𝐩𝐬𝐲𝐜𝐡𝐨𝐩𝐚𝐭𝐡/𝐬𝐨𝐜𝐢𝐨𝐩𝐚𝐭𝐡/𝐧𝐚𝐫𝐜𝐢𝐬𝐬𝐢𝐬𝐭. Chúng 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐭𝐡ể 𝐭𝐡𝐚𝐲 đổ𝐢 𝐡𝐚𝐲 𝐡ố𝐢 𝐥ỗ𝐢i. Chúng bị những rối loạn về tâm sinh lý do lỗi gene di truyền/do hoàn cảnh giáo dục hay bị lạm dụng khi lớn lên. Nhưng phần lớn là do bị lệch lạc về tâm sinh lý, đó đã là một dạng bản năng mà chính bản thân bọn chúng cũng không thể kiềm chế được. Chúng không có sự cảm thông hay hiểu được nỗi đau của nạn nhân, chúng chỉ cần biết thỏa mãn được phần bản năng. Vậy nên về cơ bản không hy vọng về việc chúng có thể hối cải, thay đổi. Dù có bị nhốt tù hay trừng phạt bao nhiêu năm thì có những kẻ vừa được ra tù buổi sáng sau 20 năm bị nhốt buổi chiều đã phải lao ra đường tìm kiếm con mồi để cưỡng hiếp. Không bao giờ có khái niệm chúng chỉ lạm dụng tình dục duy nhất một nạn nhân trong đời. Chẳng qua những nạn nhân còn lại không thể lên tiếng/không dám lên tiếng/không được lắng nghe/chưa được tìm thấy mà thôi. Đó cũng là những lý do vì sao loại tội phạm này khi ra tù và thả vào cộng đồng phải đeo thiết bị theo dõi và thông báo chặt chẽ, rộng rãi cho toàn thể những người sinh sống và làm việc ở gần các đối tượng này. Cho rằng kẻ hiếp dâm có thể thay đổi, hối lỗi… là một trong những suy nghĩ ngây thơ và thiếu hiểu biết nhất. Và vô tình vì thế mà gián tiếp khiến gây ra các nạn nhân tiếp theo. Loại tội phạm này, là phải cảnh giác chúng cả cuộc đời, và chúng diễn kịch, vỏ bọc cực hay!
12. Các nạn nhân (trừ nhiều người theo đạo, không có điều kiện phá thai, áp lực gia đình, xã hội…) nếu bị dính bầu đều hầu như không muốn có con với chúng. Vì thứ nhất không ai muốn có con với kẻ đã hãm hiếp mình. Thứ hai, xét về bệnh lý học thì chúng đều mang những gene di truyền bị lỗi về tâm lý (mental health), và chúng có thể pass on lên những đứa trẻ là con chúng, tiếp tục sinh ra những con người bị lỗi hệ gene tâm lý.
̲𝐈𝐈. 𝐕Ề 𝐓Í𝐍𝐇 𝐗Ã 𝐇Ộ𝐈/𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐏𝐇Á𝐏:
13. Đây là loại tội phạm có đặc tính khó xác định phân xử nhất trong các loại tội phạm. Tiếng Anh hay có cụm từ: “𝘩𝘦 𝘴𝘢𝘪𝘥 – 𝘴𝘩𝘦 𝘴𝘢𝘪𝘥”. Tức là nạn nhân nói một câu chuyện, kẻ hiếp dâm nói một câu chuyện. Kẻ hiếp dâm luôn nhận rằng đó là “tình dục đồng thuận”, thậm chí còn rêu rao có mối quan hệ tình cảm với nạn nhân. Việc một sự việc quan hệ tình dục diễn ra rất khó để xác định đồng thuận hay không do không thể có được bằng chứng vật lý dễ dàng từ loại tội phạm này hay ai ở đó mà quan sát cả. Đặc biệt bây giờ, khi có thêm những loại thuốc hiếp dâm/kích dục như 𝐆𝐇𝐁 (𝐠𝐚𝐦𝐦𝐚-𝐡𝐲𝐝𝐫𝐨𝐱𝐲𝐛𝐮𝐭𝐲𝐫𝐢𝐜 𝐚𝐜𝐢𝐝), 𝐑𝐨𝐡𝐲𝐩𝐧𝐨𝐥… Thuốc có thể ngấm vào đồ ăn thức uống, không mùi, không vị, khiến nạn nhân hoàn toàn mất tỉnh táo như thể say rượu hay bị choáng. Những loại thuốc thế hệ mới thậm chí không thể nào tìm thấy trong nồng độ máu chỉ sau 4 giờ. Nên nạn nhân nếu tỉnh dậy cũng không kịp đi giám định. Các nạn nhân cũng rất dễ bị thao túng tâm lý nên đôi khi bị lừa, mắc bẫy khiến họ há miệng mắc quai để biện hộ cho chính mình.
14. Đặc biệt ở 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐧ướ𝐜 đ𝐚𝐧𝐠 𝐩𝐡á𝐭 𝐭𝐫𝐢ể𝐧, sự nhận biết của loại tội phạm này trong dân trí, kể cả ở đối tượng hành pháp cũng còn rất thấp. Nạn nhân khi bị xâm hại không đủ kiến thức để biết mình phải làm gì, báo ai, giám định thế nào, chưa kể sợ hãi gia đình, người thân biết chuyện. Ngay cả khi họ tới các cơ quan công quyền cũng không có đủ cán bộ hiểu biết về tâm sinh lý để biết hỗ trợ đúng lúc, đúng việc. Thậm chí thay vì đứng về phía nạn nhân, để tránh rắc rối (vì như đã nói đây là tội phạm rất khó điều tra), còn được khuyên nạn nhân nên bỏ qua hoặc tìm cách điều hướng nạn nhân để họ không còn bằng chứng để kiện cáo (ví dụ cho thông tin xử lý sai để mất đi thời điểm vàng có thể giám định). Đặc biệt nếu kẻ bị tố cáo có chức có quyền, có uy hơn nạn nhân thì vụ việc sẽ bị chìm đi rất nhanh chóng.
15. Các nước đang phát triển là thiên đường cho bọn tội phạm tình dục bệnh hoạn. đặc biệt các đối tượng ấu dâm từ các nước phát triển nơi bọn chúng khó có đất manh động dễ dàng. Bởi vì những nơi đây sự nghèo đói và nhận thức kém về xâm hại tình dục là miếng mồi béo bở. Các hình phạt lỏng lẻo, thậm chí còn không đủ điều luật cho nạn nhân bị hiếp dâm. Tính sĩ diện, thiếu nhận thức của cộng đồng, gia đình khiến cho nạn nhân không dám lên tiếng hoặc không được bảo vệ. Rất nhiều các gia đình còn hồn nhiên giao con nhỏ cho “Tây” trông vì cho rằng Tây thì sẽ an toàn, Tây là văn minh, Tây là tất cả! Trẻ em và phụ nữ lang thang đường phố là những nạn nhân bị xâm hại nhiều nhất, vì không ai bảo vệ hay quan tâm đến họ.
16. Sự kém hiểu biết về loại tội phạm này thể hiện trong hệ thống pháp luật. (Ví dụ như VN chưa có hệ thống Luật chặt chẽ để bảo vệ nạn nhân tình dục. Việc một nạn nhân bị tấn công xâm hại có khi cũng chỉ có mức phạt 200k). Các nạn nhân cũng không được các cán bộ/nhân viên an ninh có nghiệp vụ tốt để bảo vệ, xử lý.
17. Do tính chất của việc các nạn nhân không dám lên tiếng, chia sẻ với người thân, bạn bè. Tỉ lệ thực sự các nạn nhân bị xâm hại dám tố cáo hay công khai là rất thấp tới mức không thể thống kê. Nên rất nhiều người cho rằng “đó là chuyện ở đâu xa”, không phải là chuyện gần mình. Nên họ có thể rất hồn nhiên đổ lỗi, chỉ trích, nói lời xúc phạm, khinh bỉ tới các nạn nhân mà không biết rằng chuyện này có thể xảy ra với bất cứ ai, với chính họ hay người thân của họ. Và chắc gì chính người thân của mình có đang là nạn nhân hay không và vì chính sự thiếu hiểu biết, ác miệng của họ mà khiến người thân của họ không thể chia sẻ với họ và đang phải chịu những tủi nhục trong lòng. Những nạn nhân như vậy, có sự bất hạnh gấp đôi. Vậy nên khi buông lời chỉ trích những nạn nhân bị xâm hại tình dục, hãy cẩn trọng về hậu quả từ lời nói của chính mình.
18. LÊN TIẾNG LÀ THÀNH TỰU LỚN NHẤT: Do tính chất của loại tội phạm này rất khó xác định để xử lý, nạn nhân lại dễ bị thao túng tâm lý và dễ bị mắc bẫy, bị gây áp lực, yếu mềm về tinh thần. Pháp luật và nghiệp vụ nhiều quốc gia như Việt Nam, còn lỏng lẻo, kém hiểu biết. Nên rất nhiều trường hợp pháp luật không thể nào xử lý và các nạn nhân chỉ biết kêu cứu, uất ức trong sự cô đơn, im lặng của xã hội, pháp luật. Nhưng thực ra với loại tội phạm này, thành tựu lớn nhất và ý nghĩa nhất mà ít nhất mỗi nạn nhân có thể làm được đó là lên tiếng tố cáo. Có thể không thể tống chúng được vào tù, nhưng cũng đã đủ mang sự nhục nhã tới muôn đời muôn kiếp. Dù có giàu có, thành đạt tới cỡ nào thì mác hiếp dâm sẽ mang theo cả đời, và tương tự như các nạn nhân, nếu nỗi đau lan cả sang người thân của họ thì với kẻ hiếp dâm: vợ con, bố mẹ, người thân của chúng cũng mang theo mọi sự nhục nhã mà nó đã gây ra suốt cả đời!
(𝘊ò𝘯 𝘵𝘪ế𝘱).
Các bạn hãy chịu khó xem bộ tội phạm kinh điển Law and Order của Mỹ. Đó là một bộ phim truyền hình rất tốt về tuyên truyền về loại tội phạm này, giúp nâng cao nhận thức của rất nhiều người về tội phạm tấn công tình dục, cả tâm sinh lý, kiến thức xã hội, pháp luật. Hãy nhớ rằng đây là loại tội ác mà có thể xảy ra với bất kỳ ai, với bất cứ độ tuổi nào, giới tính nào, có thể với chính người thân của bạn mà bạn đang không biết. Và sự phá hủy tâm sinh lý của nó là vô cùng khủng khiếp!
Nên hãy thận trọng khi phát ngôn về các nạn nhân bị tấn công tình dục!
Trộm vía, may mắn. Tôi chưa từng là một nạn nhân của việc xâm hại tình dục. Nhưng đó còn là một phần rất lớn bởi tôi được trang bị kiến thức về tâm sinh lý, biết được bảo vệ bản thân từ nhỏ. Và giờ đây khi là một người làm phim tài liệu, có cơ hội quan sát, lắng nghe rất nhiều câu chuyện của các nạn nhân trực tiếp và nghiên cứu các tài liệu, đủ trang bị những kiến thức và nhận thức cơ bản để có được sự cảm thông, hiểu biết tới các nạn nhân, dù đôi lúc chỉ là phần nào.
Tôi mong nhiều hơn nữa những sự lên tiếng để tránh thêm những nạn nhân cho tương lai và thay đổi nhận thức xã hội, pháp luật!
Bài này tôi mới tóm tắt thôi đó! Đừng chê dài, đọc đi! Và sẽ còn được post lại nhiều lần!