“Some one had to go in”

Xem và đọc tư liệu về thảm họa Chernobyl thấy thật là khủng khiếp. Có lẽ vì chuyện xảy ra quá lâu và nó ở quá xa mình nên khi nhắc đến nó người ta cũng không nghĩ gì nhiều, hoặc giả sử cũng biết nó rất là kinh khủng cũng không thể cảm được cái sự kinh khủng đấy nó như thế nào.

Cảm giác xem những tư liệu về Chernobyl như ở trong một cái phim kinh dị kiểu X-files, những sự hy sinh của con người trong đó quá tàn khốc và hậu quả nó để lại tới giờ vẫn bị bưng bít và không thể nào thống kê nổi.

Ngày 26/4/1986. Nhà máy hạt nhân Chernobyl ở phía bắc Ukraine, gần thành phố Pripyat (lúc này vẫn thuộc Liên bang Soviet) đã bất ngờ phát nổ do lỗi điều hành của kỹ thuật viên. Điều đáng sợ là ngay cả những người làm việc trực tiếp với hạt nhân, các chuyên gia và cả chính phủ cũng chưa hiểu hết và lường hết được hậu quả của lượng phóng xạ gây tác hại tới con người. Thế nên ngay khi thảm họa nổ ra, các thành phố sống xung quanh cách nhà máy điện vài km, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường không có sự báo động. Các nhân viên cứu hỏa, nhân viên y tế đầu tiên tới cứu nạn hiện trường cũng không có trang phục bảo hộ. Theo thống kê, thảm họa Chernobyl gây hậu quả phóng xạ gấp 400 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima.

Câu nói ám ảnh nhất của một vị tướng phụ trách chiến dịch cứu nạn Chernobyl là: “Someone had to go in”. Tức là biết chắc đi vào đó để dập nóng và ngăn chặn phóng xạ là chắc chắn sẽ bị nhiễm xạ và đi vào cửa tử nhưng người ta buộc vẫn phải vào. Hàng ngàn thợ mỏ đã đào hầm ngày đêm để tiếp cận được lõi trong của nhà máy mà không thể dùng bất cứ bảo hộ gì, vì họ cũng không thể thở khi dưới hầm, và họ phải ăn và uống những chai nước nhiễm phóng xạ. Ước tính sau này 1/4 trong số hàng ngàn thợ mỏ đó đã chết trước tuổi 40 và số còn lại thì chết dần chết mòn và không thể có gia đình toàn vẹn. Còn lại là hàng ngàn người lính, các chuyên gia, các nhà khoa học, hơn 600 phi công đã được điều tới và buộc phải expose bản thân ra lượng phóng xạ ở mức cả triệu lần cho phép để tìm cách dập nhiệt, ngăn không cho phóng xạ bay xa và hơn cả là để tránh cho một trận nổ hạt nhân thứ hai xảy ra, một trận nổ mà như ước tính có thể quét đi một nửa châu Âu. “Someone had to go in”. Thời này chưa có A.I và robot công nghệ cao nên không thể dùng chúng để làm những công việc thủ công mà vẫn bắt buộc con người phải làm. Một số robot cũng đã được sử dụng nhưng chỉ tới ngày thứ 2 là chính máy móc cũng phải chịu thua trước phóng xạ, và chỉ có thể là con người phải bước vào.

Chắc không thể tính nổi đã bao nhiêu trí thức, nhân tài, mạng sống con người buộc phải “go in” để giải quyết một trong những thảm họa “man-made” kinh khủng nhất của nhân loại này. Có những người buộc phải vào tận lõi của những cột chứa phóng xạ để dập nhiệt, mỗi một giây họ ở đó là một vài năm cuộc đời của họ bị rút ngắn lại. Nhờ có họ mà thế giới đã ngăn được trận nổ phóng xạ thứ hai, ước tính độ phóng xạ sẽ gấp hàng nghìn lần hai quả bom ở Hiroshima và Nagasaki.

Thật đáng buồn là những vị anh hùng ấy ít ai nhớ được tên tuổi, ít ai được biết tới hay thậm chí cả sau này khi chết dần chết mòn vì nhiễm xạ họ cũng không có được những chế độ phúc lợi xã hội tử tế. Họ cũng không thể được công khai ca ngợi vì những số liệu và thông tin của Chernobyl sẽ luôn bị giấu nhẹm. Hậu quả thực sự và số lượng người bị nhiễm xạ, chết vì ung thư và các hậu quả từ sự cố này sẽ không bao giờ có một con số công khai hay thậm chí được nghiên cứu tử tế.

Người ta nói rằng để quay lại Chernobyl và có thể sinh sống bình thường trở lại thì phải mất ít nhất một vài chục nghìn năm nữa. Mỗi năm lớp phóng xạ lại ngấm thêm vài cm vào lòng đất, giờ nếu muốn biến chỗ này thành miền đất sống thì chỉ có bóc hết mấy chục cm lớp đất bề mặt của toàn bộ nơi này, cộng thêm vài trăm năm để cải tổ lại đất đai và môi trường thì may ra mới có thể trở lại. Đương nhiên điều đó là không tưởng.

Nhưng có một điều kỳ diệu kinh khủng khiếp. Chernobyl là biểu tượng vĩ đại về sức sống mãnh liệt của thiên nhiên. Đó là trong khi con người vẫn chờ vài chục nghìn năm để được quay trở lại (mà khả năng là con người bị tiêu diệt trước đó rồi), thì thiên nhiên đã quay trở lại, chỉ 30 năm sau thảm họa. Cỏ cây đã tươi tốt, những loài vật hoang dã đã xuất hiện. Có lẽ hy vọng nơi này một vài trăm năm nữa sẽ là những khu rừng nguyên sinh vì con người 0 thể tới. Thế nên dù con người có phá hoại thế nào thì trái đất sẽ luôn ở đây, thiên nhiên sẽ luôn quay trở lại, chỉ có con người là tự hại mình và hại chính môi trường sống của mình. Rừng có thể bị chặt hết, cá dưới biển bị bắt hết, nhưng rồi bão lũ thiên tai sẽ tràn về cuốn hết con người đi. Và khi không còn con người, thiên nhiên sẽ quay trở lại nhanh hơn bao giờ hết! Nên mọi ý định tiêu diệt thiên nhiên chỉ là mình tự diệt mình thôi chứ thiên nhiên và trái đất sẽ luôn ở đây!

À nhắc tới vụ Chernobyl lại nhớ ra hồi mình bé tí bập bõm đọc báo An ninh thế giới, có series ly kỳ về những loài chuột đột biến do bị nhiễm xạ mà to nặng tới 20kg. Mà viết ly kỳ hấp dẫn lắm luôn, làm cháu nó hóng chờ mỗi tuần báo ra đọc ngấu đọc nghiến. Rồi sau này cháu nó lớn lên cháu nó mới biết tổ sư bố series biên dịch từ loạt báo lá cải nào đó từ đất nước Trung Hoa xa xôi, tin sái mẹ nó hết cả cổ, đèo mẹ :)).

Fact: On 4 May 1986, just a few days after the initial disaster, mechanical engineer Alexei Ananenko, senior engineer Valeri Bespalov and shift supervisor Boris Baranov stepped forward to undertake a mission that many considered to be suicide.

(Visited 41 times, 1 visits today)
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments