#451: Thì 0 give up được!

Về quê thăm bà trước khi đi Mỹ. Lúc nào cũng thương bà lắm mặc dù bà càng có tuổi càng gàn dở khó tính, đến nỗi mọi người cũng ngại tới thăm bà.

Nhưng mà chuyện đó là bình thường mà, chả phải ai cũng càng già càng khó tính sao? Bà bị mổ cột sống, sau lưng bà vẫn nguyên bao vết hằn thù của chiến tranh, những vết sẹo do bị tra tấn vẫn còn dày nguyên in hằn thành từng vệt dài vắt ngang. Đến người bình thường chỉ đẻ đái tới tuổi già còn đau đớn xương cốt nữa là với người bị bao phen gãy xương như bà? Bà đi lại khó khăn từng bước khó nhọc, vịn vào cái vịn. Mọi người xung quanh không hiểu, đến thím là bác sĩ cũng nói là vì bà không chịu tự tập đi chứ bà đi được mà. Nhưng có lẽ không phải ai cũng ở cạnh bà, để chứng kiến cảnh bà nỗ lực muốn được đi được làm mọi thứ không cần phải nhờ ai, và khi bà không làm được, bà phải nhờ vả, bà vô cùng khó chịu, khó chịu với bản thân, khó chịu với người bà đang nhờ, bởi vì đâu phải ai cũng hiểu ý bà là muốn đặt cái đĩa ở đây, hoa quả ở kia, quần áo phải phơi dây này, khăn phơi dây kia…và đương nhiên, làm sao bà có thể tự dám đi khi không được người hướng dẫn vật lý trị liệu? Sao bà cụ 86 tuổi có thể sau mổ tự đứng lên mà đi được với cái lưng đau và cái chân không được hoạt động nhiều vừa teo cơ vừa sưng phồng?

Bà ở một mình – thương lắm, không thuê nổi ai ở gần bà chăm cho bà, vì chăm người già, lại nhiều bệnh, sinh hoạt khó khăn, phải là người có kỹ năng và nhiều trung thực. Mà ở quê thì kiếm đâu ra, chỉ kiếm được người cũng có tuổi và cần việc dọn dẹp, chăm sao nổi bà? May mắn sao có cô hàng xóm sang thăm bà mỗi ngày, chăm bà mỗi ngày. Cho dù bà cáu giận hay cằn nhằn cô vẫn tươm tất và cười tươi, mặc dù cô bận lắm, cô còn bán hàng cơm và chăm chồng con. Nhưng cô bảo: “Cô sang chăm bà, trả nghĩa cho bà, khi xưa mẹ chồng cô ốm một chỗ, bà sang thăm mỗi ngày…”. Môi ngày bà cứ ngồi một mình trước cửa nhà, mong ngóng cô sang. Bà chả có gì bầu bạn tốt hơn ngoài cái TV – Bà tự ý mua thuốc thang, tự chữa, tự uống lung tung hết cả, không một ai người thân ở cạnh bên để ý lưu tâm những điều đó cho bà – thương bà lắm luôn thực sự!

Các cô thì ở xung quanh không sang chăm bà mỗi ngày được. Cũng không đủ kiến thức và cả open their hearts để hiểu được những sự khó khăn và khó tính của bà. Bố mẹ mình và mình thì tận trên HN, cũng không thể về thường xuyên. Ở với bà cũng chỉ được 1,2 hôm. Thấy bà đi lại khó khăn, thấy bà cô đơn, thương bà quá. Rõ là bà vẫn có thể đi lại được hoặc ít nhiều cho các cơ bắp chân tay khỏe lên, nếu bà được vật lý trị liệu. Mà ở quê lại xa thế này ai đến tận nhà giúp, khó khăn quá? Các cô thì đương nhiên không thể hiểu được rồi, các cô vừa thiếu kiến thức vừa có những suy nghĩ rất bi quan và buông xuôi: “Bà già rồi làm sao mà cơ thể tái tạo được nữa? Làm sao mà đi được nữa mà tập”. “Cháu muốn giúp bà thì cho bà tiền bà mua gì mà ăn…” OK thôi cháu cũng chả giận vì các cô suy nghĩ đơn giản và cũng không có kiến thức. Kể cả 100 tuổi người ta tập luyện vẫn đi được, và giờ càng già càng nên ăn ít đi, cho xương cốt khỏe mạnh hơn, tinh thần tốt hơn, ít bệnh tật hơn, có phải thời 45 nữa đâu mà được ăn là điều hạnh phúc? Mọi nỗ lực giúp đỡ bà thật quá khó khăn bởi vì mình ở xa, bà thì không chịu muốn có người giúp trị liệu, các cô thì cho bà những lời lẽ vô cùng bi quan. Bà tâm lý còn nghĩ rằng mình đang phụ thuộc con cái, không dám làm phiền ai…

Nhưng tôi đâu thể vì thế mà give up được? OK giờ đúng là tiền đang khó khăn thật đấy, vì còn phải chữa bệnh, còn phải làm nốt phim. Nhưng tiền còn làm ra được, thời gian còn bà còn bao nhiêu tháng năm? Tôi cũng 0 thể give up khi thấy bà còn cơ hội nhưng mà không ai chịu làm gì hay phải lắng nghe sự thiếu hiểu biết của người thân. Không thể thế được í chứ. Tôi sẽ tìm mọi cách để vật lý trị liệu cho bà và tìm ai chỉ cho bà cách uống thuốc, chăm sóc bản thân đúng cách.

Trước giờ tôi làm điều gì cũng là ở lương tâm, để đêm đi ngủ cho dễ. Tôi khó ngủ mà….

Nói ra cho nhẹ lòng thôi…chứ trước giờ Hà Kin muốn gì, nghĩ gì, và cảm thấy cần phải làm, chưa bao giờ HK give up cả!

(Visited 47 times, 1 visits today)
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments